Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm một phần đời sống của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ không bị giảm hoặc mất thu nhập do một số rủi ro gây ra hoặc do nghỉ thai sản, hết tuổi lao động trên cơ sở thời gian tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là chế độ bảo hiểm được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định pháp luật và các quy định này được áp dụng trên phạm vi cả nước. Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa thì có được hủy sổ bảo hiểm xã hội không? Nếu có thì những trường hợp nào sẽ được hủy sổ bảo hiểm xã hội?
Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến việc hủy sổ bảo hiểm xã hội. Kính mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội áp dụng cho những đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định áp dụng cho các đối tượng sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động”.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, thì có hai nhóm chủ thể tham gia BHXH đó là nhóm tham gia BHXH bắt buộc và nhóm tham gia BHXH tự nguyện
Có được hủy sổ bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại khoản 70 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có nêu nội dung về việc hủy BHXH, theo đó thì trước khi hủy sổ BHXH, cơ quan có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT do Lãnh đạo BHXH tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo các Phòng: KH-TC; Cấp sổ, thẻ; Thanh tra – Kiểm tra, Văn phòng làm ủy viên.
Tại khoản 5 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:
“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.”
Theo đó, trong trường hợp quy định tại Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014, nếu thuộc đối tượng nêu trên thì có thể làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ để đóng sổ bảo hiểm mới. Cơ quan BHXH sẽ chỉ hủy sổ BHXH trong trường hợp cá nhân có nhiều số sổ hoặc phải đem sổ trực tiếp để hủy chứ không hủy thông qua số sổ được.
Các trường hợp hủy sổ bảo hiểm xã hội
Hiện nay có rất nhiều nguyên dẫn đến việc người tham gia bảo hiểm xã hội muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp. Căn cứ dựa trên thực tế hiện nay, hầu hết các trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội muốn hủy sổ BHXH thường là các trường hợp như sau:
- Người lao động chuyển đi nơi khác sống và làm việc, không muốn sử dụng sổ BHXH cũ.
- Tham gia BHXH trong một thời gian ngắn tại đơn vị cũ và không muốn quá trình tham gia BHXH bị phức tạp.
- Đã nhận hưởng BHXH một lần, sổ cũ không còn giá trị hưởng lợi ích hoặc lợi ích nhỏ, muốn hủy sổ và làm sổ mới tại nơi làm việc mới.
- Do quá trình chuyển công tác phức tạp nhiều người có hơn một sổ bảo hiểm xã hội.
- Sổ bảo hiểm xã hội cũ bị sai thông tin
- Sổ bảo hiểm xã hội bị hỏng muốn hủy để cấp sổ mới
- Không có đủ điều kiện để tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội
Mẫu đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội
Dưới đây là mẫu đơn xin hủy sổ BHXH theo Mẫu TK1-TS, ban hành kèm theo Quyết định số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của BHXH Việt Nam. Kính mời bạn đọc tham khảo nội dung mẫu đơn dưới đây:
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quyền lợi bảo hiểm quân nhân như thế nào?
- Quy định lấy bảo hiểm that nghiệp như thế nào?
- Mua bảo hiểm nhân thọ có được trừ thuế TNCN không?
Câu hỏi thường gặp
Khi hủy sổ bảo hiểm xã hội thì quãng thời gian tham gia bảo hiểm trước đây của sẽ bị hủy và người hủy sổ bảo hiểm không còn được hưởng chế độ với quãng thời gian đóng bảo hiểm xã hội này nữa.
Người tham gia bảo hiểm xã hội nếu thuộc đối tượng được hủy và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật cho phép được hủy sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ không phải trả phí khi hủy sổ
Việc hủy sổ bảo hiểm xã hội, được thực hiện tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện hoặc lãnh đạo phòng thu BHXH thành phố nơi làm việc để nộp đơn đề nghị hủy sổ bảo hiểm và cam kết không thừa nhận quá trình đóng BHXH của mình trong thời gian ghi trên sổ BHXH mà bạn yêu cầu hủy.