Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại bao gồm hai loại, mẫu đơn khởi kiện tại Tòa án và mẫu đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại và mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định pháp luật.
Đặc điểm tranh chấp thương mại
Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân.
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân.
Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp nội bộ giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật.
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.
Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, tổ chức, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội.
Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức : thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành.
Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm và nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó.
Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định pháp luật
Theo Điều 285 Luật Thương mại 2005, tranh chấp thương mại có thể được hiểu là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt đồng thương mại. Theo đó tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
- Mua bán hàng hóa;
- Cung ứng dịch vụ;
- Đầu tư;
- Xúc tiến thương mại;
- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2015, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp theo một trong những hình thức sau:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài, cần phải lưu ý xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, những tranh chấp thương mại nào thuộc thẩm quyền của tòa án, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là gì?
Tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh thương mại trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được lợi ích kinh tế cho các bên.
Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thành phần hồ sơ không thể thiếu khi chủ thể tranh chấp kinh doanh thương mại lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Sau khi các bên đã thương lượng hòa giải nhưng không thành, các bên tranh chấp có thể lựa chọn hoặc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc tại Tòa án. Mỗi hình thức giải quyết có mẫu đơn khởi kiện khác nhau.
Mẫu đơn khởi kiện tại Tòa án
Mẫu đơn khởi kiện tại Tòa án bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Họ tên, thông tin của người khởi kiện;
- Họ tên, thông tin của người bị kiện;
- Những yêu cầu muốn Tòa án giải quyết;
- Thông tin người làm chứng (nếu có);
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo;
- Những thông tin khác phục vụ cho yêu cầu khởi kiện.
Mẫu đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. cụ thể chi tiết về trọng tài thương mại, bạn đọc có thể tham khảo: Trọng tài thương mại được pháp luật quy định như thế nào?
Khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Bên cạnh đó, kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại
Đối với tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại, trình tự thủ tục giải quyết như sau:
- Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
- Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết;
- Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài;
- Mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
- Phán quyết của Hội đồng trọng tài.
Đối với tranh chấp thương mại được giải quyết tại Tòa án, trình tự thủ tục giải quyết giống như giải quyết tranh chấp dân sự, bao gồm các bước sau:
- Nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi tại tòa án có thẩm quyền.
- Nếu xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
- Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án.
- Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
Tải xuống mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
Mời bạn xem thêm:
- Tìm hiểu cách đăng ký kinh doanh trên Lazada
- Thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời
- Cho thuê lại văn phòng có phải đăng ký kinh doanh?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Tranh chấp thương mại được chia thành các loại sau:
– Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
– Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: Tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
– Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, …
– Căn cứ vào quá trình thực hiện: Tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiệc hợp đồng.
– Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: Tranh chấp thương mại hiện tại và trong tương lai.