Mẫu đơn khiếu nại về thi hành án dân sự là dùng để khiếu nại quá trình cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án theo bản án đã ra quyết định nhưng thực hiện chậm so với thời gian quy định hay có sai sót trong quá trình tiến hành thi hành án. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều bạn chưa nắm rõ cách viết cũng như các yêu cầu đảm bảo đúng về hình thức về một mẫu đơn khiếu nại. Bài viết dưới đây của Luật sư X nêu rõ các quy định liên quan đến việc gửi đơn khiếu nại và việc soạn mẫu đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Mẫu đơn khiếu nại thi hành án dân sự – cách soạn thảo mẫu đơn”.
Căn cứ pháp lý
- Luật khiếu nại 2011
- Luật thi hành án dân sự năm 2008
- Nghị định 62/2015/NĐ-CP
- Thông tư 13/2021/TT-BTP
Khiếu nại về thi hành án dân sự là gì?
Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quy định về khiếu nại thi hành án dân sự năm
Xử lý đơn khiếu nại trong thi hành án dân sự
Căn cứ Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BTP (có hiệu lực từ 13/02/2022) có quy định về xử lý đơn khiếu nại trong thi hành án dân sự như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền xử lý như sau:
1. Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự và Điều 7 của Thông tư này thì thụ lý giải quyết khiếu nại; trường hợp đơn chưa đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết lý do hoặc hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lý giải quyết.
2. Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự khác thì chuyển cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định và thông báo cho người khiếu nại biết.
3. Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lý nhưng phải có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết. Việc hướng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần. Không xem xét, thụ lý giải quyết đối với đơn khiếu nại về việc hướng dẫn, trả lời đơn.
4. Trường hợp thực hiện lưu đơn:
a) Đơn khiếu nại đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời, giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng đương sự tiếp tục có đơn khiếu nại cùng nội dung;
b) Đơn khiếu nại giấu tên, dùng tên người khác, không rõ địa chỉ, nhân danh tập thể, không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
c) Đơn viết bằng tiếng nước ngoài không kèm bản dịch được công chứng;
d) Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo;
đ) Đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
e) Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được;
g) Đơn đồng thời gửi nhiều cơ quan, trong đó đã đề gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
h) Đơn không xác định rõ người bị khiếu nại, hành vi bị khiếu nại mà đã mời người khiếu nại hợp lệ hai lần để xác định nội dung khiếu nại hoặc đã có văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu nhưng người khiếu nại không đến không cung cấp theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng.
Thời hạn lưu đơn là 01 năm, hết thời hạn lưu đơn thì xem xét quyết định việc tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp đơn khiếu nại việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì người có thẩm quyền xem xét xử lý như sau:
a) Nếu việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới là có căn cứ thì có văn bản trả lời người khiếu nại;
b) Nếu nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới và đủ điều kiện thụ lý thì có văn bản chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới giải quyết theo quy định, đồng thời thông báo cho người khiếu nại biết.
6. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
Thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu trong thi hành án dân sự
Căn cứ Điều 9 Thông tư 13/2021/TT-BTP (có hiệu lực từ 13/02/2022) có quy định về thụ đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu trong thi hành án dân sự như sau:
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần đầu, 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần hai, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 Luật Thi hành án dân sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra một thông báo thụ lý đối với mỗi đơn khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung vào cùng thời điểm thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra một thông báo thụ lý chung kèm theo danh sách những người khiếu nại.
2. Thực hiện việc báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thụ lý, người giải quyết khiếu nại yêu cầu người bị khiếu nại báo cáo giải trình bằng văn bản, cung cấp hồ sơ vụ việc.
a) Đối với Chấp hành viên thì thời hạn thực hiện là không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu;
b) Đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì thời hạn thực hiện báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản. Đồng thời với việc phát hành công văn yêu cầu theo đường bưu điện hoặc trên trục liên thông văn bản quốc gia, người giải quyết khiếu nại có thể sử dụng điện thoại, fax hoặc thư điện tử, v.v… yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu phải báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của báo cáo, hồ sơ, tài liệu. Hồ sơ, tài liệu sao gửi phải đánh bút lục, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan.
3. Trường hợp nội dung đơn khiếu nại, báo cáo giải trình của người bị khiếu nại và hồ sơ, tài liệu có liên quan đã rõ ràng, có đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để kết luận, giải quyết thì người giải quyết khiếu nại ra ngay quyết định giải quyết khiếu nại.
Mẫu đơn khiếu nại chậm thi hành án là gì?
Mẫu đơn khiếu nại chậm thi hành án là mẫu đơn với các thông tin, nội dung về việc khiếu nại chậm thi hành án.
Đơn khiếu nại chậm thi hành án là văn bản được cá nhân, tổ chức, cơ quan sử dụng để đề nghị cơ quan thi hành án xem xét lại hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện thi hành án khi có căn cứ cho rằng chủ thể này có hành vi chậm thi hành án mà không có lý do chính đáng, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tải xuống mẫu đơn khiếu nại thi hành án dân sự
Hướng dẫn làm đơn khiếu nại thi hành án dân sự:
- Ghi đầy đủ các thông tin trong đơn
- Ghi cụ thể nội dung ( lí do) viết đơn
- Các Căn cứ pháp lý
- Người làm đơn (kí và ghi rõ họ tên)
- Đề nghị Quý cơ quan tổ chức thực hiện thi hành án theo quyết định/bản án số:……… đối với Ông:…….. Sinh năm:…..Địa chỉ thường trú:………
- Hiện đang cư trú tại:………
- Là người phải thi hành án theo nội dung bản án/quyết định số:…
- Những đề nghị sau( Ghi rõ những đề nghị)
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai hiện nay như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai?
- Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu đơn khiếu nại thi hành án dân sự – cách soạn thảo mẫu đơn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến đổi tên mẹ trong giấy khai sinh .. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với khiếu nại bằng đơn: Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Đối với khiếu nại trực tiếp: Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn
Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn.
Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
Lưu ý, Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về những khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý giải quyết như sau:
Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.