Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có thể được lập dưới nhiều hình thức khác nhau. Mẫu di chúc không cần công chứng sẽ như thế nào là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu di chúc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích
Mẫu di chúc không cần công chứng
Trước khi tìm hiểu về mẫu di chúc không cần công chứng. Luật sư X sẽ chai sẻ đến bạn nội dung pháp luật quy định di chúc không công chứng sẽ có hiệu lực khi nào?
Khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Có thể thấy, thời điểm có hiệu lực của di chúc phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế, còn bản thân người lập di chúc cũng không quyết định được vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định trong quyết định tuyên bố chết.
Trong trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Thời điểm phát sinh hiệu lực cũng là thời điểm người lập di chúc chết hoặc ngày chết theo quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với cá nhân đó.
Mẫu di chúc không có người làm chứng
Mời bạn tham khảo mẫu di chúc không có người làm chứng sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Di chúc
Hôm nay, ngày ……..tháng ……… năm ………., vào lúc……. giờ ………phút, tại ………………
Họ và tên tôi là: …………………………………………………………………………………
– Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………
– Chứng minh nhân dân số:………………………………Nơi cấp: …………………………………….
cấp ngày …………… tháng ……… năm ……………
– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm: 1………………………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………..
3………………………………………………………………………..
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ……………………….. ……………………….. ………………….. ……………………….. ……………………………..
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời
Họ và tên Ông (Bà)………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………………………Nơi cấp: …………………………………….cấp ngày …………… tháng ……… năm ……………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại
Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang.
………………….., ngày … tháng … năm ……
Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Mẫu di chúc viết tay không cần công chứng
Mời bạn tham khảo mẫu sau:
Hướng dẫn điền thông tin mẫu di chúc không cần công chứng
Với di chúc không cần công chứng, người lập di chúc cần lưu ý cách thức lập di chúc để đảm bảo hợp pháp về hình thức di chúc.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý các nội dung của di chúc này.
Với mẫu di chúc không cần công chứng nêu trên, người lập di chúc cần hoàn thiện nội dung theo hướng dẫn sau:
(1) Ghi rõ thời gian, địa điểm lập di chúc.
(2) Ghi rõ họ và tên của người lập di chúc.
(3) Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người lập di chúc.
(4) Ghi rõ thông tin giấy tờ về nhân thân của người lập di chúc, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp giấy tờ đó.
(5) Ghi rõ địa chỉ thường trú của người lập di chúc.
(6) Ghi đầy đủ thông tin về các tài sản định đoạt trong di chúc, bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh toàn bộ tài sản riêng và phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung.
Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm.
(7) Ghi chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế và phần di sản mà họ sẽ được hưởng sau khi người lập di chúc để lại di sản chết.
(8) Ghi rõ tên người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
(9) Viết bằng số và bằng chữ.
Các trường hợp di chúc vô hiệu toàn bộ
Do không đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp.
Di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.
Các trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ như sau:
- Người lập di chúc không đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc: năng lực chủ thể chưa đầy đủ; người lập di chúc không tự nguyện, bị lừa dối, de dọa, cưỡng ép.
- Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hôi.
Trường hợp này, nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Nếu chỉ có một nội dung vi phạm, không ảnh hướng đến các nội dung khác thì chỉ phần nội dung đó không có hiệu lực pháp luật.
- Di chúc không đáp ứng đủ các điều kiện về mặt hình thức để di chúc hợp pháp.
Thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Theo đó, di chúc bị vô hiệu toàn bộ khi:
- Toàn bộ người thừa kế đều không còn vào thời điểm mở thừa kế và không có người thừa kế kế vị. Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Nếu là cơ quan, tổ chức thì không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Toàn bộ di sản thừa kế để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu một người lập nhiều bản di chúc thì chỉ bản di chúc hợp pháp cuối cùng có hiệu lực pháp luật còn lại các bản trước đó đều bị vô hiệu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu di chúc không cần công chứng mới”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc được hiểu là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác.
Để có thể chia di sản thừa kế của người đó theo di chúc, di chúc đó phải hợp pháp và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây di chúc bắt buộc phải được công chứng, chứng thực:
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất
– Di chúc của người không biết chữ
– Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình
– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài