Xin chào Luật sư. Em là Hoa, sinh viên năm hai, khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn. Em đang học đến bộ môn Luật Tố tụng Dân sự và cảm thấy rất hứng thú đối với học phần này. Tuy nhiên, kiến thức thì bao la và giờ giảng dạy của thầy cô có giới hạn, nên em chưa thể đặt câu hỏi cho thầy cô phụ trách Bộ môn đó. Theo em được biết bản cáo trạng là một tài liệu chính thức để buộc tội với sự có mặt của bị can. Luật sư cho em hỏi vậy trên thực tế mẫu cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Mẫu cáo trạng của Viện kiểm sát là gì?
Mẫu cáo trạng của Viện trường Viện kiểm sát là mẫu với các thông tin soạn ra với nội dung là những căn cứ cụ thể dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam để từ đó truy tố bị can ra trước tòa án theo quy định của pháp luật.
Mẫu cáo trạng là mẫu bản cáo trạng được lập ra để ghi chép về nội dung của vụ án. Mẫu nêu rõ nội dung của vụ án, quyết định của viện kiểm sát… Mẫu được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về nội dung bản cáo trạng. Theo đó:
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Như vậy, căn cứ quy định trên, ta thấy bản cáo trạng là văn bản của viện kiểm sát mà nội dung là những căn cứ để truy tố bị can trước tòa án.
Viện Kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật hiện hành trao cho thẩm quyền ban hành bản cáo trạng
Đối tượng của bản cáo trạng: là những hành vi vi phạm pháp luật của bị can.
Nội dung của bản cáo trạng
Về nội dung, bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra, trong đó ghi rõ:
+ Thông tin cơ bản của bản cáo trạng chẳng hạn như : Thời gian: ngày, tháng, năm xảy ra vụ việc; Địa điểm: nơi xảy ra tội phạm; Chủ thể: ai là người thực hiện hành vi phạm tội
+ Nội dung bản cáo trạng:
Thủ đoạn: có hay không thủ đoạn đê hèn, có tính chất man rợ,..
Mục đích phạm tội: do tư thù cá nhân hay do vật chất,..
Hậu quả của tội phạm để lại: đây là dấu hiệu cơ bản và đặc biệt quan trọng để xác định một người có hay không có tội theo quy định pháp luật.
Những tình tiết quan trọng khác như mối quan hệ cá nhân của bị can, người giúp sức cùng phạm tội,..
Chứng cứ, bằng chứng: tang vật, giấy tờ,…xác định tội trạng của bị can.
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Nhân thân của bị can: sinh trưởng trong gia đình như nào, mối quan hệ với người dân địa phương, có tiền án- tiền sự hay không?,…
+ Kết luận. Phần kết của bản cáo trạng cần nêu rõ:
Tội danh: tên tội danh.
Điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng
Và cuối cùng bản cáo trạng phải được giao cho bị can: chủ thể chính tại phiên tòa.
Như vậy ta hiểu bản cáo trạng là quyết định của cơ quan kiểm sát (công tố), nêu rõ đặc điểm, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật đưa đến kết luận bị can có tội, nhằm bảo vệ tính đúng đắn của quy định pháp luật.
Mẫu cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Ý nghĩa của bản cáo trạng
Bản cáo trạng là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của VKS về vụ án hình sự trên cơ sở kết quả hoạt động điều tra và ra quyết định truy tố bị can ra trước toà án để xét xử.
Nói cách khác, bản cáo trạng là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn điều tra và mở đầu một giai đoạn tố tụng mới, đó là giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự.
VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bị can từ chối nghe, ký nhận bản cáo trạng thì xử lý như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi Viện kiểm sát đưa quyết định truy tố bị can thì có trách nhiệm thông báo, giao bản cáo trạng cho bị can theo quy định. Nếu trường hợp bị can nhất quyết từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng. Như vậy, Viện kiểm sát vẫn đọc bản cáo trạng cho bị can nghe đồng thời lập biên bản về việc bị can không nhận bản cáo trạng này theo quy định và ghi rõ các nội dung theo quy định
Trong biên bản ghi rõ thời gian, ghi rõ địa điểm đọc cáo trạng cho bị can nghe và có chữ kí của người làm chứng khi bên phía viện kiểm sát đọc bản cáo trạng cho bị can nghe theo quy định. Bên cạnh đó bên phía Viện kiểm sát giao bản cáo trạng cho người nhà của bị can.
Đối với Việc bị can từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng không ảnh hưởng tới việc chuyển giao hồ sơ sang Tòa án theo quy định. Việc từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng chỉ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can.
Theo quy định trên thì khi viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án theo quy định và lưu ý thực hiện trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định truy tố bị can.
Có thể bạn quan tâm
- Quảng cáo cho trang web cờ bạc online bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường
- Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về Đổi tên căn cước công dân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Như vậy, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng vào thời điểm giai đoạn bắt đầu việc tranh tụng tại phiên tòa và trải qua quá trình xét hỏi xong thì sau đó Kiểm sát viên mới tiến hành trình bày lời luận tội.
Hình thức của bản cáo trạng là Văn bản pháp lý – một loại văn bản tố tụng được ghi nhận tại Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Bản luận tội của VKS phải “căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra và ý kiến của người tham gia tố tụng tại phiên tòa”, bởi vậy nó đảm bảo được tính khác quan, chính xác, đầy đủ hơn so với bản cáo trạng trước đó. Do đó, bản luận tội mang ý nghĩa quyết định hơn trong việc Tòa án đưa ra phán quyết đối với người phạm tội, đảm bảo nguyên tắc xét xử “đúng người, đúng tội” trong tố tụng hình sự.