Thực tế hiện nay cho thấy rằng các công trình xây dựng ngày càng gia tăng cả về chất lượng lẫn số lượng do nhu cầu sinh hoạt của người dân, các công trình nhà ở, công trình công cộng và khu vui chơi xuất hiện ngày càng nhiều… giữa các bên nhận thầu và bên giao thầu đều có sự thoả thuận về việc thực hiện hoạt động xây dựng. Khi các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng công trình có những hành vi vi phạm về xây dựng sẽ chịu những chế tài nhất định theo pháp luật. Việc xử phạt này cần có biên bản vi phạm về hợp đồng xây dựng với mục đích kiểm tra việc vi phạm và đưa ra phương hướng xử phạt. Vậy mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng xây dựng mới có những nội dung gì và việc soạn thảo ra sao? Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Căn cứ áp dụng do vi phạm hợp đồng xây dựng
Căn cứ áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam là những dấu hiệu cần và đủ để áp dụng các hình thức chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng xây dựng. Pháp luật quy định căn cứ áp dụng chế tài tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất pháp luật cũng như xác định hình thức chế tài tương ứng. Mỗi hình thức chế tài khác nhau thì có các căn cứ phát sinh khác nhau, tuy nhiên căn cứ đầu tiên và chung nhất của tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng đó là phải có hành vi vi phạm hợp đồng. Các yếu tố khác như thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả chỉ áp dụng đối với chế tài bồi thường thiệt hại.
Trong pháp luật xây dựng hiện hành, không có quy định nào mang tính khái quát về căn cứ áp dụng chế tài hợp đồng xây dựng. Căn cứ áp dụng chế tài hợp đồng xây dựng được quy định rải rác trong một số điều luật mà chủ yếu là việc ghi nhận một số dạng hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng từ đó có thể áp dụng chế tài do vi phạm. Đối với yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng xây dựng, pháp luật chuyên ngành không ghi nhận yếu tố lỗi là căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo tinh thần của Luật Thương mại. Cụ thể, theo quy định tại khoản 6, Điều 146, Luật xây dựng “Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.”. Theo đó, việc các bên vi phạm hợp đồng xây dựng xuất phát từ nguyên nhân gì, có lỗi hay không có lỗi thì họ luôn phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Điều này phù hợp với đặc trưng về chủ thể và chế độ chịu trách nhiệm, mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hợp đồng xây dựng mà pháp luật quy định.
Nghiên cứu, so sánh các quy định tương ứng về yếu tố lỗi trong chế tài do vi phạm hợp đồng theo quy định của một số hệ thống pháp luật như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại “không cần yếu tố lỗi”. Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit cũng quy định:
Việc không thực hiện một nghĩa vụ đem lại cho bên có quyền quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và theo phần bình luận về điều luật này thì “Bên có quyền chỉ phải chứng minh việc không thực hiện, có nghĩa là họ đã không nhận được những gì đã được cam kết. Bên này đặc biệt không cần phải chứng minh rằng việc không thực hiện là do lỗi của bên có nghĩa vụ.
Các hành vi vi phạm Hợp đồng xây dựng
Hành vi vi phạm HĐXD là yếu tố đầu tiên và quan trọng làm căn cứ áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng của bên vi phạm. Đây là yếu tố bắt buộc phải có khi áp dụng bất kỳ hình thức chế tài nào, nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng, chế tài sẽ không được áp dụng. Trong quan hệ hợp đồng xây dựng, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Yếu tố hợp đồng ở đây được hiểu không chỉ bao gồm thỏa thuận giữa các bên mà còn cả các quy định của pháp luật về hợp đồng. Như vậy, vi phạm hợp đồng xây dựng là hành vi của bên giao thầu hoặc bên nhận thầu đã không xử sự hoặc xử sự trái với quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng xây dựng.
Khi nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi vi phạm trong quan hệ hợp đồng xây dựng, ở đây đề cập đến hai vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính trái pháp luật của hành vi và việc áp dụng trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Đó là: cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng và các dạng hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng thường gặp.
Cơ sở pháp lý để xem xét, đánh giá tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng là những nghĩa vụ trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật, hồ sơ hợp đồng và những quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng. Khi hợp đồng xây dựng được thiết lập, nghĩa vụ hợp đồng phát sinh và có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với các bên. Sự thỏa thuận chi tiết về các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản về khối lượng công việc, về yêu cầu về chất lượng, tiến độ thi công xây dựng, điều khoản về giá hợp đồng… cũng là những điều khoản về nghĩa vụ của các bên là cơ sở để xem xét, đánh giá tính phù hợp hay sự vi phạm hợp đồng. Trong một số trường hợp, nội dung các điều khoản mà các bên cam kết không đầy đủ dẫn tới mâu thuẫn, bất đồng trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng thì những quy định của pháp luật trở thành cơ sở để đánh giá tính trái pháp luật của hành vi. Đó là những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng, song phải mặc nhiên thừa nhận quy định đó. Khoa học pháp lý gọi đó là những điều khoản thông thường, được áp dụng ngay cả khi các bên không thỏa thuận và ghi vào hợp đồng. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng thường gặp các điều khoản thông thường như: nghĩa vụ của bên giao thầu và nghĩa vụ của bên nhận thầu, điều khoản về chất lượng, tiến độ, nghiệm thu, bảo hành…Các điều khoản trong hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận và quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan là cơ sở để đánh giá tính trái pháp luật của hành vi và xác định hành vi vi phạm. Đối với những vấn đề các bên không thỏa thuận và pháp luật cũng không quy định thì không đủ cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật của hành vi và do đó không thể xác định chế tài trong trường hợp này.
Về các dạng hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng: Trong quan hệ hợp đồng xây dựng, có rất nhiều loại hành vi vi phạm với hình thức, mức độ và nội dung vi phạm khác nhau. Những hành vi vi phạm đó là tiền đề dẫn tới hậu quả pháp lý tất yếu là chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam.
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng xảy ra các loại hành vi vi phạm cơ bản sau đây:
– Hành vi vi phạm về khối lượng và chất lượng các công việc theo Hợp đồng xây dựng
– Hành vi vi phạm về thời gian, tiến độ thi công xây dựng theo hợp đồng Thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng
– Hành vi vi phạm về tạm ứng hợp đồng và thanh toán Hợp đồng xây dựng
– Hành vi vi phạm nghĩa vụ về quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng
– Hành vi vi phạm nghĩa vụ về quản lý môi trường xây dựng trong quá trình thi công xây dựng
– Các hành vi vi phạm khác theo Hợp đồng xây dựng
Tải xuống Mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng xây dựng
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng xây dựng
Người viết biên bản phải ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng. Thành phần tham gia bao gồm cảnh sát khu vực đại diện cho ủy ban nhân dân phường, đại diện tổ dân phố và người có hành vi vi phạm. Thông tin của thành phần tham gia cần ghi rõ tên, hành vi vi phạm. Cuối cùng là biện pháp xử lý đưa ra đối với người vi phạm. Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho người vi phạm 1 bản và đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên. Việc ký tên vào biên bản là bắt buộc và xác nhận giữa bên vi phạm và bên lập biên bản, biên bản sau khi ký tên sẽ không thể sửa đổi.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không?
- Chủ đầu tư được thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn lu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng xây dựng mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ trích lục kết hôn bản sao nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Việc kí kết hợp đồng xây dựng phải được tiến hành giữa hai bên chủ thể đáp ứng điều kiện chủ thể: cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự; tổ chức đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề hoạt động. Đồng thời việc kí kết phải tuân thủ theo nguyên tắc ký kết (Khoản 2, Điều 138 Luật Xây dựng 2014). Một hợp đồng xây dựng được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 139 Luật Xây dựng 2014.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính là thời điểm khi bên cuối cùng kí vào hợp đồng hoặc có thể vào thời điểm cụ thể khác theo thỏa thuận của hai bên
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo đó Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.