Hàng năm ban kinh tế xã hội của mỗi xã đều phải thực hiện báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã; nhằm để đánh giá tình trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm; và mục tiêu định hướng phát triển trong những năm tiếp theo của xã đó. Vậy Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.
Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã
Ban kinh tế xã hội cấp xã là một trong những ban có chức năng, nhiệm vụ về Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
Báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã; là việc ban kinh tế xã hội của xã đó thực hiện các chức năng như tổ chức thẩm tra, kiểm tra, khảo sát tình hình của xã mình; về việc thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiệncác chủ trương, chính sách của nhà nước; trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, thể dục, thể thao, văn hóa thông tin, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, đời sống nhân dân,.. Theo trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Khi ban kinh tế xã hội lập báo cáo phải đầy đủ nội dung; báo cáo phải khách quan, phản ánh đúng thực trạng hoạt động cũng như những còn tồn tại; cùng các vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Và phải nêu được những kết quả đã đạt được cùng những khó khăn vướng mắc. Để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và những kiến nghị đề xuất việc giải quyết.
Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã mới nhất
Một số điểm cần chú ý khi soạn báo cáo thẩm tra
Để soạn báo cáo thẩm tra đúng theo yêu cầu, người soạn thảo cần chú ý các vấn đề nổi trội Trong lĩnh vực kinh tế gồm có:
– Việc thực hiện kế họach phát triển Kinh tế xã hội tại địa phương hàng năm:
– Việc quản lý sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các công trình thủy lợi theo phân cấp của cấp trên; việc thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo lụt, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa phương;
– Việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
– Việc quản lý và sử dụng đất được để lại phục vụ nhu cầu công ích của địa phương.
– Việc xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình ở địa phương;
– Việc đảm bảo trật tự đô thị, trật tự xây dựng;
– Việc thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác ở trong địa phương;
– Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại;
Chức năng của ban kinh tế xã hội cấp xã
- Ban kinh tế xã hội cấp xã tham gia chuẩn bị các nội dung các kỳ họp của hội đồng nhân dân xã; liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội giáo dục, y tế, ngân sách; văn hóa thông tin, thể dục thể thao và khoa học công nghệ, tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
- Có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo đề án liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thể thao do hội đồng nhân dân phân công theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.
- Thực hiện các nhiệm vụ giúp hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của ủy ban nhân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân xã cùng cấp về các lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục và y tế, thông tin, khoa học công nghệ, tài nguyên, khoáng sản, môi trường.
- Ban kinh tế xã hội thực hiện các chức năng tổ chức khảo sát các tình hình của địa phương; về việc thực hiện các quy định của pháp luật; các chủ trương, chính sách của nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngân sách, giáo dục, thể dục; thể thao, văn hóa thông tin, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, đời sống nhân dân theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.
- Ban kinh tế có chức năng kiến nghị với hội đồng nhân dân; về những vấn đề thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa thể thao; khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường.
- Ban kinh tế báo cáo các kết quả hoạt động giám sát; với cơ quan thường trực của hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban kinh tế xã hội cấp xã
- Chỉ đạo, điều hành công việc của Ban; thay mặt Ban ký các văn bản do Ban phát hành
- Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc; và chủ trì cuộc họp của Ban, chỉ đạo công tác chuyên môn của Ban
- Giữ mối liên hệ với các thành viên của Ban; và thay mặt Ban giữ mối liên hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Báo cáo kết quả hoạt động của Ban với Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân
- Tham dự các cuộc họp do Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập; thay mặt Ban tham dự các cuộc họp bàn về lĩnh vực Ban phụ trách do Uỷ ban nhân dân; các cơ quan, tổ chức ở địa phương mời
- Tổ chức việc giám sát, khảo sát của Ban
- Trình bày báo cáo thẩm tra, báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về : “Mẫu báo cáo thẩm tra của ban kinh tế xã hội cấp xã ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về dịch vụ luật, giấy tờ hành chính, bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo vệ thương hiệu, … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Mỗi sản phẩm, dịch vụ là bao tâm huyết, chất xám của những người chủ doanh nghiệp. Chính vì thế, đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Vậy, bảo hộ thương hiệu đem lại những lợi ích gì như:
Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.
Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp.
Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.