Chào Luật sư, Sau khi dọn nhà tôi phát hiện bị mất số tiết kiệm đứng tên mình. Giờ tôi có thể rút được tiền không? Thủ tục như thế nào? Mất sổ tiết kiệm thì làm cách nào để có thể rút được tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm
Mất sổ tiết kiệm thì làm cách nào để có thể rút được tiền?
Tổ chức tín dụng hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Như vậy, khi bị mất sổ tiết kiệm, người bị mất cần thông báo kịp thời việc mất sổ tiết kiệm cho ngân hàng để tiến hành thủ tục phong tỏa sổ tiết kiệm, tránh bị lợi dụng gây tổn thất về tài sản.
Mất sổ tiết kiệm thì thực hiện những việc gì để có thể rút được tiền?
Thông thường, quy trình xử lý với trường hợp mất sổ tiết kiệm có thể được thực hiện như sau:
– Thông báo mất sổ tiết kiệm: Người mất phải lập Giấy báo mất sổ tiết kiệm theo mẫu quy định của ngân hàng. Chữ ký của khách hàng trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
– Sau khi kiểm tra Căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân tương đương, nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, nếu thấy sổ tiết kiệm báo mất chưa tất toán và không ở trong tình trạng bị phong toả, ngân hàng sẽ chấp nhận làm thủ tục cho khách hàng rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm cho khách hàng để khách hàng rút tiền sau đó.
– Sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận báo mất thẻ tiết kiệm (khoảng 30 ngày), nếu không có tranh chấp, khiếu kiện gì, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất và có quyền rút tiền trên sổ tiết kiệm đã báo mất.
Thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng
Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Mà sổ tiết kiệm ngân hàng cũng là một loại giấy tờ có giá được pháp luật dân sự công nhận. Đây là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nên, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi chủ sở hữu của sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Dân sự Việt Nam, chia di sản thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật:
- Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
- Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.
Sau khi đã thỏa thuận, phân chia được di sản thừa kế là sổ tiết kiệm ngân hàng; những người được hưởng thừa kế làm thủ tục rút sổ về.
Thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất
Hồ sơ thực hiện thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất
Để được rút tiền từ sổ tiết kiệm của người đã mất thì những người được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng phải cùng thống nhất. Sau đó sẽ chuẩn bị các giấy tờ thuộc thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất bao gồm:
- Giấy chứng tử của người đã mất.
- Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia sổ tiết kiệm sản (theo mẫu).
- Dự thảo văn bản khai nhận hoặc văn bản thỏa thuận phân chia sổ tiết kiệm (nếu có).
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân chứng minh quan hệ giữa người để lại sổ tiết kiệm và người được hưởng sổ tiết kiệm.
- Bản sao giấy tờ về tài sản: sổ tiết kiệm …
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến sổ tiết kiệm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất.
- Có được thế chấp sổ tiết kiệm để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng?
Trình tự, thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của người đã mất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng sẽ tiếp nhận; xem xét và công chứng các giấy tờ.
Bước 3: Thực hiện thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng.
Sau khi các thủ tục tại phòng công chứng đã hoàn tất, bạn đem hồ sơ đã được công chứng tới ngân hàng. Và thực hiện thủ tục rút tiền tại ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có thủ tục riêng nên sẽ được nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cụ thể.
Tặng sổ tiết kiệm đến 20 triệu đồng cho trẻ có bố, mẹ mất vì Covid
Theo đó, Hướng dẫn nêu rõ:
Về đối tượng được trao Sổ tiết kiệm
Là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là đoàn viên Công đoàn tử vong vì dịch Covid-19.
Trường hợp đoàn viên Công đoàn tử vong nhận con nuôi thì phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục của pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục nhận con nuôi.
Về mức trao
- Tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng/cháu: Trẻ em dưới 16 tuổi là con đoàn viên công đoàn, mồ côi do cha hoặc mẹ tử vong vì Covid-19;
- Tặng sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu đồng/cháu: Trẻ em dưới 16 tuổi là con đoàn viên công đoàn, mồ côi do cả cha và mẹ tử vong vì Covid-19.
Thời điểm thực hiện hỗ trợ: Từ ngày 27/4/2021 – hết ngày 31/12/2022;
Thời gian tính tuổi trẻ em được hỗ trợ: Tính từ thời điểm đoàn viên công đoàn tử vong vì dịch Covid-19.
Tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên công đoàn mất do Covid-19 (Ảnh minh họa)
Hình thức trao và quản lý sổ tiết kiệm
- Công đoàn Viên chức Việt Nam làm thủ tục trao sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi, hàng năm vào đầu năm học mới hoặc dịp Tết Nguyên đán, công đoàn phối hợp với người giám hộ rút lãi suất để tao cho các cháu.
- Sổ tiết kiệm được giao cho người giám hộ hợp pháp của trẻ đứng tên gồm: Cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, 01 sổ chỉ 01 người giám hộ quản lý.
Hồ sơ đề nghị
- Công văn đề nghị của các Công đoàn trực thuộc;
- Danh sách trẻ em đề nghị được hỗ trợ sổ tiết kiệm có xác nhận của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cơ sở;
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ được hỗ trợ sổ tiết kiệm;
- Bản sao công chứng Căn cước công dân của người giám hộ hợp pháp;
- Giấy chứng tử của cha, mẹ.
Hướng dẫn được ban hành ngày 26/10/2021.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Mất sổ tiết kiệm thì làm cách nào để có thể rút được tiền?”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới năm
- Đơn khởi kiện việc đòi trả nợ mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Mở sổ tiết kiệm: Độ tuổi mở sổ tiết kiệm theo luật là từ đủ 15 trở lên. Vì thế cháu chưa thể tự mở sổ tiết kiệm lúc cháu 13 tuổi được. Mà cháu có thể nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm hộ mình cho đến khi cháu đủ tuổi theo quy định.
Vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất; nếu không bị truất quyền thì sau khi đã thỏa thuận về việc phân chia di sản thì vợ có thể thực hiện thủ tục rút sổ tiết kiệm ngân hàng của chồng đã mất.