Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Đây là những đối đáng được trân trọng và đang được Nhà nước và pháp luật đặc biệt quan tâm; và có một chế độ bảo hộ đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay với lối đạo đức suy thoái của một số người; một bộ phận không nhỏ trẻ em đang bị xâm hại. Hành vi xâm hại trẻ em là hành vi đáng bị lên án và phải bị xử phạt thật nghiêm khắc. Vậy ” luật xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi” được thể hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chào Luật sư, theo như tôi theo dõi trên các trang thông tin có đưa tin về rất nhiều vụ trẻ em bị xâm hại. Đây là một vấn nạn đáng bị lên án. Vậy luật sư cho tôi hỏi là pháp luật quy định như thế nào về hành vi xâm hại trẻ em ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đâu của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hành vi xâm hại trẻ em là gì?
Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động); có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ. Hành vi này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định:
Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về:
+, Thể chất;
+, Tình cảm;
+, Tâm lý;
+, Danh dự;
+,Nhân phẩm.
Của trẻ em dưới các hình thức:
+, Bạo lực;
+, Bóc lột;
+, Xâm hại tình dục;
+, Mua bán
+, Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em;
+, Các hình thức gây tổn hại khác (bị cấm theo luật).
Các hành vi xâm hại trẻ em
Căn cứ theo quy định tại Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP; Quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, chúng ta có thể liệt kê các hành vi xâm hại trẻ em bao gồm:
+ Mua bán trẻ em;
+ Bỏ rơi trẻ em;
+ Bạo lực với trẻ em, dẫn đến trẻ em bị rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp; học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày;
+ Bắt buộc trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động;
+ Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc; tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;
+ Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc; tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục;
+ Trẻ em bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm;
+ Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc; tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện; và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật;
+ Rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ; ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác;
+ Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm; giao cấu, dâm ô, sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Nguyên nhân xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi?
– Do các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em; thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm, chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới việc các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; về kiến thức, kỹ năng phòng tránh việc bị xâm hại.
– Do nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
– Do sự phân hóa giàu nghèo cùng những chênh lệch về điều kiện sống; những rạn vỡ trong gia đình và sự sói mòn những giá trị truyền thống; đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng.
– Do công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa sát sao với các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế; dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền; đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt.
– Do tác động của phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát; lan tràn trên mạng internet… cũng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn.
Luật xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi
Chế tài xử lý đối với những hành vi xâm hại trẻ em sẽ tùy theo mức độ, tính chất; của hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra.
Hiện nay có Luật trẻ em 2016 và các văn bản pháp luật liên quan khác; quy định về hành vi xâm hại trẻ em.
Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018 đã quy định:
Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại mục 3 Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm:
“3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em”.
Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục quy định rõ:
“Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”.
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, trong đó nêu rõ tại:
“Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục
1. Trẻ em bị hiếp dâm.
2. Trẻ em bị cưỡng dâm.
3. Trẻ em bị giao cấu.
4. Trẻ em bị dâm ô.
5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.
Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em; được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật cụ thể sau:
– Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
– Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
– Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
– Điều 146 – Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;
– Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Luật xâm hại trẻ em dưới 18 tuổi“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; Bảo hộ logo thương hiệu; Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp
Chế tài xử lý đối với những hành vi xâm hại trẻ em sẽ tùy theo mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra, có thể bị:
– Xử phạt hành chính: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự :
Các tội phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em bị trừng trị trong những điều luật riêng trong Bộ luật hình sự 2015 như:
+ Điều 142.Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
+ Điều 144 .Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
+ Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;
+ Điều 146. Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;
+ Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.
Nhiều vụ việc đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến trẻ em giảm sút sức khỏe, suy nhược thần kinh, hoảng sợ, bỏ học… ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý một cách bình thường của trẻ.