Thưa luật sư, tôi có một người anh trai họ do hoàn cảnh gia đình nên đã nghiện ngập và có hành vi trộm cắp tài sản và bị bắt. Hiện nay, anh ấy đang chấp hành án phạt tù và đã chấp hành xong mức phạt tù. Anh ấy đã được ra khỏi tù và về với gia đình, nhưng mà luôn bị mặc cảm tự ti vì mình đã đi từ. Tôi muốn hỏi luật sư về tái hòa nhập cộng đồng và làm thế nào để anh ấy có thể hòa nhập được với cộng đồng. Mong luật sư tư vấn giúp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 49/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng
- Luật thi hành án hình sự năm 2019
Tái hòa nhập cộng đồng là gì?
Tái hòa nhập cộng đồng là một trong những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù. Mặc dù thuật ngữ “Tái hòa nhập cộng đồng” đã xuất hiện trong Luật thi hành án hình sự năm 2010, sau đó đã được Chính phủ hướng dẫn tại Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên, cho đến khi Luật thi hành án hình sự 2019 ra đời, chính sách Tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù mới chính thức được luật hóa tại Điều 45, kèm theo đó là Nghị định 49/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập công đồng.
Cho đến nay, thuật ngữ “Tái hòa nhập cộng đồng” không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Theo các chuyên gia khoa học hình sự, tái hòa nhập cộng đồng là quá trình phục hồi địa vị pháp lý công dân, là quá trình “hồi sinh về mặt xã hội” của cá nhân, là quá trình mang tính pháp lý và xã hội sâu sắc – cá nhân mãn hạn tù thông qua giao tiếp với cộng đồng để nhận thức lại, tiếp thu và chuyển hoá các giá trị, chuẩn mực pháp lý, văn hoá ứng xử, đạo đức xã hội, từ đó phục hồi và phát triển con người công dân, con người xã hội của mình. Quá trình tái hoà nhập của người bị phạt tù là nhằm hướng tới xã hội và tới các nhóm, cộng đồng cụ thể (từ gia đình, nhóm bạn bè đến cộng đồng dân cư làng, xóm, tập thể lao động…) nên nó luôn chịu sự tác động, chi phối của xã hội và các cộng đồng. Ngược lại, chính xã hội, cộng đồng cũng có những mối quan tâm, những lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả, mức độ tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù (ví dụ như sự đoàn tụ, hàn nối lại các quan hệ tình cảm, gia đình, sự khôi phục các quan hệ làm ăn và rộng hơn là sự duy trì trật tự, an toàn xã hội…).
Nội dung các quy định về tái hòa nhập cộng đồng
Nghị định 49/2020/NĐ-CP đã cụ thể hóa Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019, Nghị định quy chi tiết về tái hòa nhập cộng đồng đối với các phạm nhân, người đã chấp hành xong án phạt tù. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Hỗ trợ về các thủ tục pháp lý và tư vấn tâm lý cho phạm nhân
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 49/2020/NĐ-CP là phạm nhân khi ra tù sẽ được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý và tư vấn tâm lý. Tại Điều 5 của Nghị định này nêu rõ trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Việc tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm: Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng; Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan. Trong đó cũng nêu rõ các phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân như tổ chức đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu, phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Bên cạnh đó, phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật. Cán bộ các ngành, người của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng khác sẽ được mời và bố trí đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân thông qua sự đồng ý của Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Dạy nghề, giải quyết việc làm cho phạm nhân, ưu tiên đối với người dưới 18 tuổi
Người chấp hành xong án phạt tù được quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn của bản thân, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh.
Người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sổng. Người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có nơi cư trú nhất định, nếu tự nguyện xin được làm việc tại các cơ sở sản xuất do trại giam tổ chức thì được xem xét bố trí nơi ở, làm việc tại các cơ sở này. Căn cứ vào đối tượng, điều kiện cụ thể và theo đề nghị của Cơ quan quản lý Thi hành án hình sự, Bộ Công an quyết định thành lập và quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của các cơ sở sản xuất để tổ chức cuộc sổng, việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có nơi cư trú nhất định
Một điểm đáng chú ý nữa tại Nghị định 49/2020/NĐ-CP đó là phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng. Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các hình thức truyền thông tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân
Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định này quy định về thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.
So với quy định trước đây tại Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù,Nghị định 49/2020/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi trong nội dung tư vấn, ngoài những nội dung thiết yếu, liên quan đến các vấn đề đời sống xã hội như tình cảm, hôn nhân gia đình,… còn tập trung xoá bỏ mặc cảm, tự ti và xây dựng ý chí cho phạm nhân. Việc phạm nhân có một tâm lý tốt là mấu chốt để nâng cao chất lượng tái hoà nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các vấn đề về định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng do ngân sách nhà nước cấp; quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác cũng được nêu chi tiết trong quy định này. Thông qua Luật Thi hành án hình sự 2019 và Nghị định 49/2020/NĐ-CP, có thể thấy Đảng và Nhà nước đã có chính sách quan tâm sâu sắc đến những phạm nhân và những người chấp hành xong án phạt tù, thể hiện tính nhân văn và truyền thống yêu nước, thương dân của dân tộc Việt Nam.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành. 4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỳ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; quy định tạm ngừng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Nghị định 49/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi chung là phạm nhân);
– Người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
Khi thực hiện việc tái hòa nhập cộng đồng thì phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 49/2020/NĐ-CP như sau:
– Thực hiện đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.
– Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.
Để duy trì tái hòa nhập cộng đồng thì việc kinh phí là điều quan trọng nhất. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 49/2020/NĐ-CP, kinh phí đảm bảo thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm các nguồn sau:
– Kinh phí từ Nhà nước;
– Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam;
– Tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.