Xin chào Luật sư X. Tôi là chủ của công ty cổ phần XYZ, công ty tôi kinh doanh không hiệu quả, sau một thời gian vay ngân hàng, các chủ nợ bên ngoài để duy trì kinh doanh, trả nợ cho nhân viên thì tình trạng hoạt động của công ty cũng không khá lên được. Tôi thắc mắc quy định pháp luật phá sản của công ty cổ phần như thế nào? Thủ tục phá sản công ty cổ phần được thực hiẹn ra sao? Bên cạnh đó, tôi có thắc mắc rằng chủ tịch của công ty cổ phần đã phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty cổ phần mới? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện công ty cổ phần tuyên bố phá sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Như vậy điều kiện để tuyên bố công ty cổ phần phá sản gồm 2 điều kiện sau:
- Thứ nhất, công ty cổ phần đó đã mất khả năng thanh toán
- Thứ hai, công ty cổ phần đó bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thủ tục phá sản công ty cổ phần có các bước cụ thể nào?
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
Bước 2: Bước tiếp theo là hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp.
Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Tiến hành mở thủ tục phá sản.
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Tiến hành hội nghị chủ nợ.
Triệu tập Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);
Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:
- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;
- Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.
Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP trong trường hợp sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ nếu cần thiết.
Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sau đó, Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Nếu không phục hồi kinh doanh thì tiến hành ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Cuối cùng, công ty thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho các đối tượng theo thứ tự.
Thanh lý tài sản phá sản;
Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Nghĩa vụ trả nợ của công ty cổ phần khi phá sản
Theo quy định tại điều 53 Luật phá sản năm 2014 quy định:
“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản
Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia thanh toán khi doanh nghiệp phá sản, cụ thể như sau:
– Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
– Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
– Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Chủ tịch của công ty cổ phần đã phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty cổ phần mới?
Theo khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản:
“Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.”
Căn cứ khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn các chủ thể bắt buộc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
“Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.”
Tại khoản 3 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định các chủ thể có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp:
“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.”
Theo đó, nếu công ty cổ phần phá sản thì không được quyền thành lập công ty cổ phần khác trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Ngoài ra, khi công ty cổ phần đã mất khả năng thanh toán nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường mọi thiệt hại phát sinh sau thời điểm công ty cô phần mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu biên bản đối trừ công nợ
- Mẫu giấy cam kết trả nợ của công ty
- Thiếu nợ bao nhiêu bị truy tố hình sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định pháp luật phá sản của công ty cổ phần năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty nhanh, lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục bản án ly hôn, trích lục ghi chú ly hôn hoặc muốn sử dụng dịch vụ thám tử toàn tâm …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1.500.000 triệu đồng (Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14). Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án: Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.
Theo quy định, khi công ty cổ phần nợ lương nhân viên quá 03 tháng thì nhân viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần mà họ làm việc.