Ngày 24 tháng 11 năm 2010, thay mặt Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010. Theo nhận định ban đầu ta thấy được Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 có rất nhiều sự đổi mới về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; để đáp ứng cũng như nhu cầu về mặt quản lý về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần được hoàn thiện hơn.
Vậy Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 có hiệu lực từ khi nào? Để làm rõ vấn đề Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 có hiệu lực từ khi nào?; mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 61/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 | |
Ngày công báo: | 01/04/2011 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 có hiệu lực từ khi nào? Thực chất là Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi; bổ sung 2010. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 do Quốc hội ban hành sẽ có hiệu lực chính thức thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
Nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 quy định những nội dung gì?
Bổ sung Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000:
- Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
Sửa đổi nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm:
Từ “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”
Sửa đổi thành “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới”.
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm:
– Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời;
- Bảo hiểm sinh kỳ;
- Bảo hiểm tử kỳ;
- Bảo hiểm hỗn hợp;
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
- Bảo hiểm liên kết đầu tư;
- Bảo hiểm hưu trí.
– Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;
- Bảo hiểm hàng không;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
- Bảo hiểm nông nghiệp.
– Bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
- Bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm y tế;
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
– Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.
– Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.
Tái bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm:
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm:
– Công ty cổ phần bảo hiểm;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
– Hợp tác xã bảo hiểm;
– Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”
Tải xuống Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010
Mời bạn đọc xem trước Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 và tải tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị
- Mẫu 3-213 nhận xét đảng viên nơi cư trú mới hiện nay
- Đảng viên dự bị có được bỏ phiếu không?
- Tờ trình mất thẻ đảng viên viết như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 có hiệu lực từ khi nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì? hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
– Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
– Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
– Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
– Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
– Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
– Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
– Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.