Lợi dụng nhu cầu cần tiền để chi tiêu mua sắm ngày càng nhiều; nhiều đối tượng lừa đảo đã có những chiêu thức mới; tinh vi nhằm lừa đảo những người có nhu cầu vay tiền. Thời gian gần đây, liên tục nhiều người dân ở nhiều địa phương đã trở thành nạn nhân; của trò lừa đảo núp bóng giao dịch COD với chiêu thức được xét duyệt hồ sơ vay vốn ngân hàng và phải đóng phí bảo hiểm. Vậy chiêu trò ” lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay” là như thế nào. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay tôi thấy có rất nhiều tình trạng bị lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay khi vay tiền. Vậy luật sư có thể giúp tôi và mọi người biết thêm thông tin về hình thức lừa đảo này không ạ?. Tôi xin cảm ơn luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay được hiểu là một hình thức bảo đảm cho khoản tín dụng của khách hàng; tại ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Trong các trường hợp không may nào đó, nếu khách hàng gặp phải bất kỳ sự cố hoặc tai nạn, bệnh tật,…; không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay; thì gói bảo hiểm này sẽ giúp bạn chi trả toàn bộ dư nợ còn lại.
Hình thức bảo hiểm này thường được áp dụng đối với hình thức vay tín chấp tiêu dùng; được ra đời với mục đích bảo đảm an toàn cho khoản vay; nhất là khoản vay tín chấp mang nhiều rủi ro vì không có tài sản thế chấp.
Theo quy định của ngân hàng nhà nước về bảo hiểm khoản vay; bạn sẽ không bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay này. Do vậy, bạn có quyền được chọn giữa việc mua hoặc không mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn. Tuy nhiên, một vài công ty tài chính yêu cầu khách hàng phải mua những khoản bảo hiểm này để đảm bảo khả năng trả nợ. Nếu không mua những khoản bảo hiểm này thì người vay sẽ không được phê duyệt vốn.
Lý giải ngân hàng, công ty tài chính hay bắt khách hàng mua bảo hiểm khoản vay
Ngân hàng cũng như nhiều công ty tài chính thường hay bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay; dẫn đến một vài khách hàng nghi ngờ đơn vị cho vay lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay. Vậy lí do vì sao các ngân hàng; hay công ty tài chính thường hay bắt khách hàng mua bảo hiểm khoản vay.
Doanh số phòng ban tín dụng
KPI là khái niệm ở trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì thế, doanh số phòng ban tín dụng; là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều nhân viên tín dụng chạy chỉ tiêu liên tục; tư vấn nhiệt tình để khách hàng đăng ký bảo hiểm khoản vay.
Khi đạt được doanh số tốt về số lượng bảo hiểm khoản vay; sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chung và nhân viên tư vấn. Do đó, bạn không cần quá bất ngờ khi đơn vị mình lựa chọn có hành động “ép” mua bảo hiểm khoản vay.
Riêng nhân viên tín dụng có mức hoa hồng cao nhất
Nếu như ở trên doanh số đạt được dành cho phòng bạn hay tổ chức; thì ở đây khi bảo hiểm khoản vay được mua thành công; mức hoa đồng mà nhân viên tín dụng sẽ từ cao đến rất cao.
Bảo hiểm sẽ chi trả dư nợ khách hàng nếu đúng quy định hợp đồng
Không chỉ mang lại lợi ích cho phía đơn vị cung cấp khoản vay; bảo hiểm khoản vay còn giúp khách hàng nhiều vấn đề cụ thể. Khi rơi vào các trường hợp đúng với quy định trong hợp đồng; công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả dư nợ cho khách hàng.
Bảo hiểm khoản vay ra đời với mục đích bảo đảm an toàn cho khoản vay; nhất là đối với những gói vay có hạn mức lớn từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Nếu khoản vay không lớn; khách hàng có thể cân nhắc không tham gia để tránh tốn kém thêm một khoản tiền.
Do đó, nếu muốn đảm bảo an toàn cho khoản vay việc mua bảo hiểm có thể sẽ cần thiết; bạn hãy cân nhắc và đưa ra quyết định của mình.
Lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay
Nếu bạn lo lắng mình có thể bị lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay; thì nên tiến hành hỏi để được nhân viên tín dụng tư vấn chi tiết về bảo hiểm khoản vay. Phí bảo hiểm sẽ trả là bao nhiêu? Đóng bảo hiểm khoản vay trong 1 lần hay nhiều lần? Và một số vấn đề khác để nắm rõ những thông tin cần thiết về hình thức này.
Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng nhu cầu vay tiền thực sự của nhiều người dân; trong khi các tiêu chí tín dụng như tài sản thế chấp hay phương án kinh doanh không có; hoặc chỉ đơn giản là “ngại” đến ngân hàng với các thủ tục hồ sơ; “bẫy” con mồi bằng những hình thức tinh vi như làm giả các hợp đồng của các ngân hàng; giả mạo đầu số điện thoại để nhắn tin tạo sự tin tưởng.
Thủ đoạn được sử dụng là các đối tượng lợi dụng những hình ảnh hội thảo; biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo ngân hàng; gửi cho khách hàng qua Zalo, Facebook… để giả danh là cán bộ ngân hàng. Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho khách hàng vay vốn; với khoản vay không lớn (dưới 100 triệu đồng); và yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền là “phí bảo hiểm rủi ro” từ 1-2 triệu đồng; với mục đích lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên. Ngay sau khi nhận được số tiền trên; khách hàng không thể liên lạc với đối tượng giả mạo này nữa.
Cách giải quyết khi gặp nhân viên tín dụng lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay
Những cách giải quyết bạn có thể áp dụng; nếu gặp phải tình huống bị nhân viên tín dụng lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay.
Liên hệ đến tổng đài
Bất kỳ ngân hàng hay công ty tài chính đều sẽ có một số điện thoại hotline để hỗ trợ khách hàng; những vấn đề phát sinh trong quá trình vay vốn.
Nếu bị lừa đảo đồng bảo hiểm, bạn cần liên hệ ngay đến tổng đài của đơn vị mình đang vay tiền; để tố cáo hành vi lừa đảo của nhân viên tín dụng đó và chờ đợi cách giải quyết của tổ chức.
Ra trực tiếp phòng giao dịch để tố cáo
Nếu không gọi đến tổng đài, bạn có thể đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng; hoặc đơn vị cho vay đó để tố cáo về chiêu trò lừa gạt chiếm đoạt tài sản của nhân viên tín dụng.
Với những lợi ích mà bảo hiểm khoản vay mang lại; khách hàng có thể cân nhắc có nên sử dụng nó hay không. Bên cạnh đó, để tránh các chiêu trò lừa đảo bảo hiểm khoản vay; khách hàng cần tìm hiểu rõ bằng cách tham khảo trên các trang thông tin; hoặc bạn bè, người quen trong lĩnh vực tài chính.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Cách xin giấy nghỉ bệnh; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất thổ cư
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
- Chi phí tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi Lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay này đủ các yếu tố cấu thành tội ” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác” thì sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định của ngân hàng nhà nước về bảo hiểm khoản vay, bạn sẽ không bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay này. Do vậy, bạn có quyền được chọn giữa việc mua hoặc không mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn. Tuy nhiên, một vài công ty tài chính yêu cầu khách hàng phải mua những khoản bảo hiểm này để đảm bảo khả năng trả nợ. Nếu không mua những khoản bảo hiểm này thì người vay sẽ không được phê duyệt vốn.
Thủ đoạn được sử dụng là các đối tượng lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo ngân hàng gửi cho khách hàng qua Zalo, Facebook… để giả danh là cán bộ ngân hàng. Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho khách hàng vay vốn với khoản vay không lớn (dưới 100 triệu đồng) và yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền là “phí bảo hiểm rủi ro” từ 1-2 triệu đồng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên. Ngay sau khi nhận được số tiền trên, khách hàng không thể liên lạc với đối tượng giả mạo này nữa.