Hiện nay khi tham gia lưu thông trên đường, ngoài việc nhìn thấy các cột tín hiệu đèn giao thông cơ bản với ba màu xanh vàng đỏ thường thấy ở các giao lộ, người tham gia giao thông còn thường xuyên nhìn thấy những loại tín hiệu đèn giao thông khác trên đường như: đèn hình mũi tên, đèn hai màu dành riêng cho người đi bộ hoặc ở những nơi có đường giao nhau với đường sắt, phà, cầu….
Theo tôi được biết, từ năm 2022 sẽ tăng mức phạt với người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đèn vàng. Vậy mức phạt cụ thể hiện nay là như thế nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe ôtô phạt bao nhiêu tiền? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lỗi vượt đèn đỏ xe ôtô phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với ý nghĩa như sau:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Cùng với đó, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng nêu rõ, đèn đỏ báo hiệu các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cho phép các bác tài tiếp tục hành trình dù phía trước có tín hiệu đèn đỏ, bao gồm:
– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Có biển báo phụ cho phép rẽ phải/rẽ trái/đi thẳng.
– Có đèn tín hiệu mũi tên được lắp kèm đèn tín hiệu giao thông thông thường.
– Xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
– Có vạch kẻ kiểu mắt võng.
– Có tiểu đảo cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được quy định như sau:
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.
Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC, quy định về thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm. Cùng với đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính. Trong trường hợp khiếu nại được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt là 15 ngày.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.
Lưu ý: Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tiến hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.
Trường hợp người tham gia giao thông được phép di chuyển khi vượt đèn đỏ. Cụ thể:
- Khi có hiệu lệnh được rẽ phải của cảnh sát giao thông;
- Khi đèn xanh ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
- Khi có biển cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
- Khi đi trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được đi thẳng hoặc dừng lại.
Những trường hợp nào không được vượt xe?
- Người điều khiển phương tiện không đảm bảo dược các quy định về vượt xe: không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy phía trước mặt không có tín hiệu xin vượt xe khác và xe phải tránh về phía bên phải để nhường đường.
- Vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe.
- Vượt xe ở những đoạn đường vòng, tại vị trí đầu dốc cầu và tại những vị trí hạn chế tầm nhìn gây nguy hiểm cho người khác.
- Vượt xe ở những nơi có đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt.
- Vượt xe nhưng điều kiện thời tiết hoặc điều kiện trên đường không đảm bảo được sự an toàn cho việc vượt xe.
- Khi thấy xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu báo hiệu ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 quy định, tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, màu đỏ là cấm đi, màu vàng là dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ cho phép rẽ phải thì người điều khiển được rẽ phải. Ngược lại nếu không có biển báo, người lái phải chấp hành theo đúng tín hiệu của đèn giao thông. Trong trường hợp vi phạm, tự ý rẽ phải thì sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng đối với ô tô và 300.000 – 400.000 đồng đối với xe máy. Bên cạnh đó, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo Nghị định 100.
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, mức tiền phạt cụ thể sẽ được tính theo công thức:
Mức phạt cụ thể = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu) : 2
khi vượt đèn đỏ, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng về giao thông từ 01 – 03 tháng.