Có thể bạn chưa biết kể từ Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã xuất hiện thêm chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ và chồng. Đây được xem như một bước tiến quan trọng của Luật hôn nhân gia đình so với trước đây. Với quy định mới nam- nữ trước khi kết hôn có quyền quyết định lựa chọn chế độ tài sản tài sản cho vợ chồng. Mục đích là để sau này có một cuộc sống hôn nhân bền vững, không vụ lợi. Đặc biệt giảm thiểu tối đa các tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Vậy bạn đã sẵn sàng cùng Luật sư X tìm hiểu xem “Làm thế nào để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?”.
Hãy cùng chúng tôi khám phá cách bảo vệ quyền lợi của mình trong bài viết sau nhé!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
Muốn “Làm thế nào để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?. Trước hết ta cần hiểu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là gì?
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được là thỏa thuận của các bên về tài sản của mình. Theo đó tài sản của vợ chồng được xác lập theo thỏa thuận bằng văn bản trước khi kết hôn. Thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện.
Về mặt nội dung. Nội dung sẽ do vợ chồng cùng thảo luận, bàn bạc và thống nhất với nhau. Các vấn đề thường liên quan đến tài sản như căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung và tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng đối với các loại tài sản đó; và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng.
Thỏa thuận là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân. Bằng cách này, vợ chồng có kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân một cách hiệu quả. Tránh xung đột, và góp phần giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
Hơn nữa, việc lập hôn ước có thể củng cố vững chắc quan hệ vợ chồng, giúp cuộc hôn nhân lâu bền, tránh trường hợp vụ lợi trong hôn nhân và giảm các tranh chấp khi ly hôn. Góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Làm thế nào để thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng phát sinh hiệu lực?
Thỏa thuận phát sinh hiệu lực khi đáp ứng các yếu tố sau:
Về mặt hình thức
Căn cứ Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình. Hình thức thỏa thuận là văn bản có công chứng chứng thực.
Đối với thỏa thuận nên được lập trước khi kết hôn. Hình thức là văn bản có có chữ ký của các bên được công chứng, chứng thực. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày đăng kí kết hôn.
Nếu trước khi xác lập hôn nhân, vợ chồng không có thỏa thuận. Thì sau khi xác lập hôn nhân, họ không có quyền thỏa thuận để xác lập chế độ tài sản này. Khi đó, chế độ tài sản theo luật định sẽ mặc nhiên được áp dụng.
Lưu ý thỏa thuận chỉ có giá trị pháp lý khi họ là vợ chồng hợp pháp. Tức trong trường hợp có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nhưng họ lại không xác lập quan hệ hôn nhân. Thỏa thuận này nghiễm nhiên vô hiệu.
Về mặt chủ thể
Về bản chất, thỏa thuận tài sản này là một giao dịch dân sự. Do đó cần đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
(1) Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện;
(3) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật. Không trái đạo đức xã hội.
Về mặt nội dung
Vì đây là thỏa thuận giữa vợ chồng nên nội dung được xây dựng dựa trên quyền và nghĩa vụ của đôi bên.
Thỏa thuận này không được vi phạm các nguyên tắc chung đối với chế độ tài sản của vợ chồng.
(1) không xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ chồng,
(2) không xâm phạm đến lợi ích chung của gia đình.
(3) không xâm phạm đến quyền lợi của người thứ ba
Đọc thêm Điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, vợ chồng có thể sửa đổi bổ sung thỏa thuận sau kết hôn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung, này khá phức tạp. Do đó bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư X để được tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn.
Những nội dung nên có trong thỏa thuận để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?
Mặc dù nội dung của thỏa thuận này được xây dựng dựa vào ý chí của hai bên. Nhưng để đảm bảo quyền lợi trong văn bản thỏa thuận nên có các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Phải xác định được rõ ràng đâu là tài sản chung, đâu tài sản riêng của vợ, chồng.
Thứ hai: Phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng. Đặc biệt là giao dịch có liên quan; cũng như tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Thứ ba: Quy định rõ điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản.
Thứ tư: Các nội dung khác có liên quan theo ý muốn của các bên.
Đặc biệt cần chú ý khi thỏa thuận rơi vào hai trường sau:
Chế độ thỏa thuận không rõ ràng
Chưa dự liệu đủ các trường hợp
Như vậy sau khi phát sinh vấn đề, tòa sẽ ưu tiên giải quyết chế độ tài sản theo luật định. Trong trường hợp này rất có thể vợ/hoặc chồng sẽ gặp rủi ro không đáng có. Nhất là đối với các bên có buôn bán kinh doanh.
Lời khuyên
Để dự liệu được các trường hợp và viết thỏa thuận rõ ràng hơn cần có luật sư chuyên môn tư vấn. Luật X luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn. Mọi thắc mắc liên quan cần hỗ trợ. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về “Làm thế nào để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?”. Hy vọng bài viết đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn.
Xem thêm:
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Cách xác định nợ chung và nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn mới nhất
- Cách nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng
- Chia tài sản là quyền sử dụng đất sau khi ly hôn của vợ và chồng
- Cách xác định nợ chung và nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Đây là một câu hỏi rất thú vị. Tuy chuyện tiền bạc trong mọi trường hợp thì nên sòng phẳng. Kết hôn là dựa trên sự tự nguyện. Vì thế tài sản trước hôn nhân của bạn có muốn nhập vào thành chung không là do bạn lựa chọn. Nhưng để đảm bảo quyền, lợi ích và tránh các tranh chấp không đáng có thì thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là cần thiết. Việc chứng minh là tài sản riêng khi không có thỏa thuận là rất khó.
Có hai trường hợp có thể xảy ra. Đó là tài sản của riêng bạn. Nếu như bạn có trước kết hôn và không thống nhất là tài sản chung trong thỏa thuận. Đó là tài sản chung nếu bạn thỏa thuận là tài sản chung với chồng mình bằng văn bản. Ngoài ra nếu bạn sử dụng tài sản đó vào mục đích chung của vợ chồng như: xây nhà, mua đất,.. Thì đó sẽ trở thành tài sản chung vì phát sinh sau kết hôn.
Theo quy định pháp luật thì sau kết hôn vợ chồng được phép sửa đổi chế độ tài sản vợ chồng. Đây là cách để bạn cùng người thương thống nhất đổi TSC sang TSR. Cần lưu ý sau khi chuyển đổi thì phải ký và công chứng nhé.