Bảo hiểm xã hội đã trở thành loại bảo hiểm phổ biến của đại đa số người lao động. Có hai hình thức đóng bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động sẽ được người sử dụng lao động làm sổ bảo hiểm xã hội ngay khi bắt đầu tham gia làm việc nhưng với hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người dân phải tự thực hiện các thủ tục để có sổ bảo hiểm xã hội. Vậy làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội? Thủ tục đăng kí bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH lần đầu
Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với người lao động
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
(1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
(2) Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:
Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với đơn vị
Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với đơn vị được quy định như sau:
(1) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
(2) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
(3) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết như hợp đồng lao động, sổ hộ khầu, chứng minh thư của người lao động… làm căn cứ điền thông tin vào các mẫu biểu.
Bước 2: Đối với đơn vị chưa được cấp mã đơn vị tham gia BHXH, đơn vị sẽ nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan BHXH để thực hiện các thủ tục như: báo tăng/giảm lao động, hồ sơ truy thu… cho các lần tiếp theo;
Sau 1-7 ngày làm việc đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị;
Bước 3: Sau khi được cấp mã đơn vị, chuẩn bị và điền các thông tin của người lao động vào các mẫu biểu tương ứng để thực hiện thủ tục báo tăng lao động;
Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH;
Bước 5: Sau khi nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành cấp sổ BHXH và thẻ BHYT không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ.
Nơi nộp hồ sơ
Nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tại đó (Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh).
Hình thức nộp hồ sơ
Đối với hồ sơ giấy:
Thông qua dịch vụ bưu chính của cơ quan BHXH (miễn phí). Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản, điền thông tin. Sau đó, tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị.
Đối với giao dịch điện tử:
Thực hiện qua phần mềm kê khai BHXH của các đơn vị I-Van như E-FY, BKAV… Đơn vị chỉ cần có chữ ký số để thực hiện thao tác nộp hồ sơ, rất nhanh chóng và thuận tiện.
Thủ tục giải quyết đăng ký tham gia BHXH lần đầu
Căn cứ Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
Bước 1:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Mục 2.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2:
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
– 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH bắt buộc lần đầu;
– 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH tự nguyện lần đầu;
– 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH;
Trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng BHXH phức tạp thì không quá 45 ngày.
Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Bước 3:
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm
- Cách đăng ký BHXH điện tử năm 2023
- Mẫu quyết định thôi việc BHXH mới
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ tham gia BHXH như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về soạn thảo dịch vụ ly hôn thuận tình,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết như hợp đồng lao động, sổ hộ khầu, chứng minh thư của người lao động… làm căn cứ điền thông tin vào các mẫu biểu.
Bước 2: Đối với đơn vị chưa được cấp mã đơn vị tham gia BHXH, đơn vị sẽ nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan BHXH để thực hiện các thủ tục như: báo tăng/giảm lao động, hồ sơ truy thu… cho các lần tiếp theo;
Sau 1-7 ngày làm việc đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị;
Bước 3: Sau khi được cấp mã đơn vị, chuẩn bị và điền các thông tin của người lao động vào các mẫu biểu tương ứng để thực hiện thủ tục báo tăng lao động;
Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH;
Bước 5: Sau khi nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành cấp sổ BHXH và thẻ BHYT không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ.
Nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tại đó (Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh).
Đối với hồ sơ giấy:
Thông qua dịch vụ bưu chính của cơ quan BHXH (miễn phí). Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản, điền thông tin. Sau đó, tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị.
Đối với giao dịch điện tử:
Thực hiện qua phần mềm kê khai BHXH của các đơn vị I-Van như E-FY, BKAV… Đơn vị chỉ cần có chữ ký số để thực hiện thao tác nộp hồ sơ, rất nhanh chóng và thuận tiện.