Bảo hiểm là một hoạt động; qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình; hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả; tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Khi làm trong công ty thì làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Làm sao de biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm; mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức; cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm; mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm; sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội; do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước; tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình; và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo đó Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với; người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Vậy thì khi làm trong công ty làm thế nào; để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
Để biết doanh nghiệp (công ty) có đóng bảo hiểm cho mình hay không; có thể thực hiện các cách thức sau:
- Người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội; nơi mà doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội; thông qua giao dịch viên để tra cứu mã số BHXH. Nếu doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ cấp mã BHXH; mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có một mã số BHXH. Đây chính minh chứng cho việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Còn nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; sẽ không tồn tại mã số BHXH của người lao động.
- Ngoài ra; người lao động có thể tra cứu trực tiếp mã số BHXH tại trang web bảo hiểm xã hội Việt Nam; hoặc tra cứu trên app ứng dụng của VSSID, tin nhắn…
Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm
Để kiểm tra được công ty có đóng bảo hiểm cho bạn chưa, đúng hay không; bạn có thể áp dụng theo sau:
Bước 1. Vào link https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/
Chọn phần Tra cứu quá trình tham gia BHXH
Bước 2. Sau khi chọn sẽ hiện ra bảng thông tin đầy đủ như bên dưới
Các bạn điền đầy đủ thông tin yêu cầu trên bảng. Lưu ý: Dấu * là những thông tin bắt buộc phải điền.
* Trường hợp các bạn không biết mã số BHXH của mình là bao nhiêu; có thể tham khảo cách sau:
- Click chọn Tra cứu mã số BHXH
- Tiếp theo các bạn điền đầy đủ thông tin yêu cầu trên bảng; thông tin địa chỉ theo nơi lưu trú của bạn khi nộp hồ sơ đăng ký BHXH. Lưu ý: Dấu * là những thông tin bắt buộc phải điền.
Sau đó sẽ xuất hiện thông tin mã số BHXH của bạn như bên dưới; bạn copy phần số BHXH vào khung bên trên.
Bước 3. Hoàn tất việc nhập thông tin theo yêu cầu sẽ xuất hiện 1 bảng thông tin đầy đủ về thời gian đóng BHXH; BHTN, BHTNLĐ kèm mức lương làm cơ sở đóng như bên dưới:
Qua việc thực hiện theo các bước trên; các bạn có thể kiểm tra được công ty có đóng bảo hiểm đủ và đúng cho mình hay không.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Làm sao de biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở
- Hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013
Câu hỏi thường gặp:
Khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 22% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn.