Mỗi công dân đều có quyền tự do cư trú để phù hợp với nhu cầu làm việc hay học tập. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi nào ở nơi cư trú đều cần phải thông giấy tờ và sự thông qua của các cơ quan có thẩm quyền. Để đăng ký tạm trú, công dân cần làm giất tạm trú tạm vắng. Vậy làm giấy tạm trú tạm vắng cần những gì?
Căn cứ pháp lý
Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những gì?
Nhu cầu thay đổi nơi ở để thuận tiện cho học tập và công việc không còn là điều xa lạ. Mỗi công dân di chuyển đến địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác với địa phương đăng ký thường trú. Thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, về điều kiện để đăng ký tạm trú:
Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, khi đủ các điều kiện để đăng ký tạm trú, cần phải tiến hành làm giấy đăng ký tạm trú tạm vắng.
Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì?
Để thực hiện xin giấy đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Phiếu khai báo tạm vắng
- Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn.
- 02 Ảnh 3 x 4cm
- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn (nếu có vợ/chồng đăng ký kèm)
- Bản sao Giấy khai sinh con (nếu có con đăng ký kèm)
Làm giấy tạm trú tạm vắng có mất tiền không?
Bên cạnh vấn đề giấy tờ. Chi phí cũng là điều mà người thực hiện quan tâm khi làm giấy đăng ký tạm trú tạm vắng. Mức chi phí này đã được quy định rõ trong thông tư số 07/2008/TT-BTC
Theo thông tư số 07/2008/TT-BTC
1. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú. Tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
a) Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người. Nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 10.000 đồng/lần đăng ký;
b) Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 8.000 đồng/lần cấp;
Như vậy, với mức phí 100.000đ mà C/A nói như vậy là không đúng.
Khi nộp tiền, bạn có quyền được nhận Biên lai (đỏ) thu tiền.
**Lưu ý: Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không khai báo tạm vắng hoặc không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác. Sẽ bị xoá đăng ký thường trú (trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng).
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những gì mới nhất 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện tra cứu thông tin quy hoạch… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng
Tùy thuộc vào các đối tượng có nhu cầu đăng ký tạm trú hoặc là những đối tượng thuộc diện phải đăng ký tạm vắng theo quy định của pháp luật sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như nội dung đã nêu ở mục trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú, tạm vắng
Người có nhu cầu đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại công an xã, phường, trị trấn nơi tạm trú, tạm vắng. Sau đó cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì công dân sẽ nộp lệ phí và nhận phiếu tạm trú hoặc là sổ tạm trú theo quy định.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.