Cha mẹ hoặc những người thân thích khác phải đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh hiện nay được kết hợp với các thủ tục khác để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân. Vậy làm giấy khai sinh muộn 3 năm có bị sao không? Mức phạt khi làm giấy khai sinh muộn là gì; việc làm giấy khai sinh muộn có gây ảnh hưởng gì hay không? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề làm giấy khai sinh muộn ở bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Những điều cần biết trước khi làm thủ tục đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người đi làm thủ tục khai sinh cho con cần nắm được những quy định sau:
Sau khi sinh con bao lâu phải làm giấy khai sinh?
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
Ngoài cha, mẹ thì người khai sinh cho con có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác. Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền;
Lệ phí khi đi khai sinh cho trẻ
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tiến hành khai sinh ở UBND cấp huyện).
Quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh
Trẻ em có quyền được khai sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015. Vậy, ai là người phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con?
Để trả lời cho câu hỏi này thì tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con được quy định như sau:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Như vậy, đăng ký khai sinh cho trẻ em không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức nêu trên. Theo đó, những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con bao gồm:
- Cha, mẹ sinh ra con hoặc người giám hộ của con;
- Ông bà hoặc những người thân thích khác có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con khi cha, mẹ không thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh đó. Người thân thích ở đây bao gồm anh, chị, em, cô, dì, chú, bác ruột,…;
- Cá nhân, tổ chức đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp cha, mẹ hoặc người thân thích, người giám hộ không thực hiện thủ tục này.
Do đó, xét vào trường hợp của bạn, bạn hoặc vợ bạn có trách nhiệm phải tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp, nếu vì lý do công việc và sức khỏe của con bạn có thể nhờ ông bà hoặc những người thân thích khác để tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho bé theo quy định của pháp luật.
Có được làm giấy khai sinh muộn không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014 đã trình bày ở trên cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con sẽ có trách nhiệm đăng ký khai sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày con được sinh ra.Có được làm giấy khai sinh muộn không
Xét vào trường hợp của bạn, vì lý do công việc cũng như sức khỏe của con bạn thường xuyên đau ốm và phải đi chữa trị ở xa mà chưa thể thực hiện được thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì bạn nên ủy quyền cho ông bà hoặc những người thân thích khác tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong thời gian sớm nhất. Theo đó, có thể thấy pháp luật quy định đăng ký khai sinh cho con là trách nhiệm của người có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Do đó, nếu đăng ký khai sinh cho con khi quá hạn 60 ngày sẽ coi là trường hợp đăng ký khai sinh muộn.
Bạn có thể đăng ký khai sinh muộn cho con, tức là đăng ký khai sinh sau khi đã sinh con được 60 ngày. Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn cũng được thực hiện giống như thủ tục đăng ký khai sinh thông thường tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú.
Việc làm giấy khai sinh muộn cho con sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của con và đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.
Làm giấy khai sinh muộn 3 năm có bị sao không?
Căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 thì trách nhiệm của cha hoặc mẹ là phải làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Cụ thể:
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Căn cứ quy định tại điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phamnj hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo khi đăng ký khai sinh muộn.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt khi đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mời bạn xem thêm:
- Làm giấy khai sinh có giữ lại giấy chứng sinh không?
- Cha đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào?
- Mức thu lệ phí đối với đăng ký khai sinh không đúng hạn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Làm giấy khai sinh muộn 3 năm có bị phạt không?“ Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, tuyên bố phá sản,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong một số trường hợp, khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
Sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.
Hiện nay, ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, việc đăng ký khai sinh được thực hiện song song việc nhập khẩu và xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ (liên thông thủ tục hành chính).