Khái niệm lãi suất là một khái niệm đã không còn xa lạ với người dân hiện nay, bởi việc vay tài chính hiện nay là điều rất thường gặp hiện nay. Việc thu lãi suất này sẽ được tính trên tỷ lệ phần trăm số tiền vay, tuy nhiên phải đáp ứng theo các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay ngân hàng. Dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau mà hiện nay có nhiều loại lãi suất như lãi suất tiềng gửi hay tiền vay, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất tái chiết khấu. Vậy “Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu” khác nhau như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Lãi suất ngân hàng là gì?
Khái niệm lãi suất tuy chưa có Luật nào quy định tuy nhiên qua bản chất và đặc điểm có thể hiểu. Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm trong hợp đồng vay, mượn giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi trong một thời kỳ nhất định do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng. Như vậy, lãi suất thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian nhất định.
Các loại lãi suất phổ biến hiện nay:
Chúng ta dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại lãi suất:
Thứ nhất: dựa vào tính chất khoản vay, ta có các loại lãi suất sau:
– Lãi suất tiền gửi: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng. Có nhiều mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: thời hạn gửi, quy mô tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn hay tiết kiệm…
– Lãi suất cho vay: là lãi suất người đi vay tiền của ngân hàng phải trả cho ngân hàng khi ký kết hợp đồng vay tiền. Mức lãi suất này tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, sự thỏa thuận của hai bên và tùy vào hình thức, mục đích vay và quy định của pháp luật
– Lãi suất cơ bản: Các ngân hàng dùng lãi suất cơ bản làm cơ sở ẩn định lãi suất kinh doanh của mình.
– Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất các ngân hàng vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng, được các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật
– Lãi suất chiết khấu: là lãi suất khách hàng phải trả cho ngân hàng khi vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán. Đặc biệt mức lãi suất này được trả trước cho ngân hàng.
– Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất của ngân hàng trung ương áp dụng với các ngân hàng thương mại cho vay bằng hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.
Thứ hai, dựa vào giá trị thực của tiền lãi, có các loại lãi suất sau:
– Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa, chưa điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát, nó được thể hiện trên quy ước giấy tờ đã được thỏa thuận trước.
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát
– Lãi suất thực tế: là lãi suất được tính toán lại sau khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì thực tế chi phí đi vay thấp. Lãi suất thực tế quan trọng nhất, là cái để chúng ta tính toán hiệu quả của một quyết định kinh tế. Các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, lãi suất thực là cơ sở chỉ dẫn người dân tốt hơn để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán hay mua trái phiếu chính phủ, gửi tiền hay vay tiền từ ngân hàng…
Thứ ba, dựa vào loại tiền cho vay, ta có 2 loại lãi suất sau:
– Lãi suất nội tệ: là lãi suất đi vay và cho vay bằng nội tệ.
– Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng ngoại tệ.
Mối liên hệ giữa hai loại lãi suất này:
Lãi suất nội tệ = Lãi suất ngoại tệ + Mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái
Thứ tư, căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:
– Lãi suất cố định: Là lãi suất được ấn định cụ thể trong hợp đồng vay, không thay đổi bởi những biến động của lãi suất thị trường. Theo đó, tiền lãi được biết trước và luôn cố định, thông thường chỉ áp dụng cho vay ngắn hạn.
– Lãi suất thả nổi (biến đổi): là lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ, do đó nó có thể lên xuống theo lãi suất thị trường. Mức điều chỉnh lãi suất này dựa theo thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng, quy định rõ trên hợp đồng. Kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần.
* Căn cứ vào phạm vi tín dụng trong nước hay ngoài nước (quốc tế)
– Lãi suất quốc gia: là mức lãi suất cho các hợp đồng tín dụng trong nước.
– Lãi suất quốc tế: là lãi suất được dùng trong các hợp đồng quốc tế. Lãi suất phổ biến là LIBOR (lấy trên thị trường liên ngân hàng London), SIBOR (trên thị trường Singapore), TIBOR (trên thị trường Tokyo), NIBOR (trên thị trường NewYork).
Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu khác nhau thế nào?
Về khái niệm
Nhiều tài liệu không phân biệt rõ hai khái niệm này hoặc cách định nghĩa khá thuật ngữ và khó hiểu khiến nhiều người khó hình dung.
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu tiếng Anh là Discount Rate, có 2 (hai) loại chính:
- Loại 1: Lãi suất ngân hàng thương mại chiết khấu cho khách hàng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán
- Loại 2: Lãi suất mà ngân hàng trung ương chiết khấu cho ngân hàng thương mại khi ngân hàng thương mại không đủ dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá trị của chính ngân hàng thương mại
Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu, tiếng Anh là Re-Discount Interest Rate. Đây là lãi suất mà ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá trị của khách hàng chưa đến hạn thanh toán của mình tới xin ngân hàng trung ương chiết khấu.
Công thức tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng:
+ Chi phí huy động vốn (funding cost)
+ Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC).
– Chi phí huy động vốn
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.
– Trung bình trọng số chi phí vốn
WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính:
- Vay thương mại => chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất; và,
- Vốn góp cổ đông => chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.
WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: giá thị trường cổ phần của công ty
- D: giá thị trường nợ của công ty
- TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
re = [Div0(1+g)/P0] + g
Trong đó:
- P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
Lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1730/QĐ-NHNN năm 2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.
– Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
Như vậy, theo quy định trên bạn thấy rằng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm và Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng thuê kho chứa hàng mới 2023
- Mẫu tờ khai điện tử cấp hộ chiếu phổ thông mới năm 2023
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng vay tối đa bao nhiêu và lãi suất như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
– Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
+ Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
+ Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
– Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
– Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
– Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Căn cứ Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về mức cho vay như sau:
– Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng.
– Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.
– Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
– Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn.
Như vậy, về hạn mức cho vay mà bạn mong muốn phải căn cứ rất nhiều vào mức độ tín nhiệm của bạn, phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.