Nói về kinh doanh hàng hóa. Người Việt Nam ta thường có câu “Phi thương bất phú, phi nông bất bần” đại ý là không buôn bán thì không thể giàu có được. Mọi người ai cũng muốn sung túc, giàu sang. Chính vì vậy khinh doanh buôn bán hàng hóa trở thành ngành nghề có mạng lưới lớn nhất trong xã hội. Điều này đặt ra nhu cầu cần phải có quy định chặt chẽ để quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa này. Mà không thể bỏ qua được vấn đề hàng hóa buôn bán phải có hóa đơn. Vậy hàng hóa là gì? Tại sao hàng hóa cần có hóa đơn? . Liệu rằng “Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn có thể bị xử phạt như thế nào?”. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời nhé
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP
- Nghị định số 4/2014/ NĐ-CP
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hàng hóa là gì?
Theo định nghĩa của Karl Marx. àng hóa là sản phẩm của lao động. hông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Hóa đơn hàng hóa là gì? Quy định pháp luật về hóa đơn.
Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hóa đơn được phân làm 3 loại chính sau:
-Hóa đơn giá trị gia tăng.
-Hóa đơn bán hàng.
-Hóa đơn khác.
Về mặt hình thức. Các loại hóa đơn này có thể được thể hiện dưới hình thức hoá đơn tự tin, hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn đặt in. Các hình thức này có thể do luật quy định hoặc do các bên lựa chọn.
Về mặt nội dung trên hóa đơn. Căn cứ Nghị định 51/2010/ NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 4/2014/ NĐ-CP. Cần chú ý những nội dung bắt buộc phải có như sau:
-Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
– Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Tại sao cần xuất hóa đơn khi kinh doanh hàng hóa?
Hóa đơn không chỉ đơn giản ghi lại tên mặt hàng, số lượng hàng hóa xuất. Mà hóa đơn còn ghi lại số thuế mà các bên có nghĩa vụ thực hiện. Trong khi đó thuế là một nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Ngân sách giúp duy trì hoạt động quản lý chung, xây dựng đất nước. Tuy nhiên ở đâu đó vẫn tồn tại những lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Không ít chủ thể bỏ qua hóa đơn hàng hóa để trốn thuế, trục lợi. Vậy hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?
Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn xử phạt như nào?
Theo Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt đối như sau:
Giá trị hàng không rõ nguồn gốc | Mức phạt |
Dưới 1 triệu | Phạt tiền từ 200 – 400 nghìn đồng. |
1 triệu đến dưới 2 triệu đồng | Phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng |
2 triệu đến dưới 3 triệu đồng | Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng. |
3 đến dưới 5 triệu đồng | Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng. |
10 đến dưới 20 triệu đồng | Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng. |
20 – dưới 30 triệu đồng | Phạt tiền từ 5 -7 triệu đồng. |
30 đến dưới 40 triệu đồng | Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng. |
50 đến dưới 70 triệu đồng | Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng. |
70 đến dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng |
từ 100 triệu đồng trở lên | Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng. |
Ngoài ra, tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính Phủ khẳng định sẽ phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất, nhập khẩu nếu vi phạm hành chính hay mắc phải các sai phạm quy định tại khoản này.
Xem thêm:
- Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?
- Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không?
- Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
- Mở quán cắt tóc có phải đăng ký kinh doanh theo quy định không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: “Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn có thể bị xử phạt như thế nào?”. Mọi mắc cần tư vấn thêm liên hệ với chúng tôi qua số hotline : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ…)
Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.
Theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định một số trường hợp không cần xuất hóa đơn. Ví dụ mua tài sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh không cần phải nộp thuế GTGT. Hoặc trường hợp góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.