Chào luật sư! Tôi có thử việc tại công ty A trong thời gian 02 tháng. Tuy nhiên, sau 02 tháng, công ty A báo rằng tôi không phù hợp với công việc này nên không ký hợp đồng lao động. Tôi có đề xuất trả lương thử việc cho tôi nhưng công ty báo lại là thử việc không được nhận lương. Trường hợp này tôi đã tìm hiểu là thử việc vẫn được nhận 85% lương. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Doanh nghiệp không trả lương thử việc cho người lao động bị xử phạt như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thử việc là gì?
Thử việc là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những sai phạm khi thử việc.
Xem thêm: Thử việc quá thời gian quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Tiền lương thử việc được tính như thế nào?
Theo quy định tại điều 28 Bộ luật lao động 2019, hai bên có thể thoả thuận tiền lương thử việc. Tuy nhiên, số lương tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
Vùng I : 4.420.000 đồng/tháng;
Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng;
Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng;
Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng;
Với những công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động còn phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Điều 5 Nghị định này.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất theo quy định của Luật Lao động
Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Hai bên có thể thoả thuận thời gian thử việc, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Cụ thể, theo quy định tại điều 25 Bộ luật lao động 2019:
Đối với những công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý; sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp: Thời gian thử việc không quá 180 ngày;
Đối với những công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Thời gian thử việc không quá 60 ngày;
Đối với những công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp; công nhân kỹ thuật; nhân viên nghiệp vụ: Thời gian thử việc không quá 30 ngày;
Còn lại những công việc khác được thử việc trong thời gian không quá 06 ngày.
Không trả lương thử việc cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP:
Xử phạt hành chính
Trường hợp người lao động thử việc không đạt, nếu các bên tiếp tục ký thêm hợp đồng thử việc với công việc đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
Thử việc quá thời gian quy định;
Theo đó, nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần với cùng một công việc; hoặc doanh nghiệp chấp nhận yêu cầu của người lao động được thử việc quá 01 lần trở lên sẽ bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng.
Cùng với đó, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 28/2020).
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 9 Nghị định số 28/2020
Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định số 28/2020.
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không ?
Theo khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động 2019:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo đó, nếu trong thời gian thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp thì có thể tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời, người lao động cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Vì vậy, việc tự nghỉ trong thời gian thử việc không vi phạm các quy định của pháp luật nên người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán cho mình khoản tiền ứng những ngày làm thử chưa được trả lương.
Giải quyết vấn đề
Thời gian thử việc là thời gian được tính để trả lương. Do đó, người lao động cần phải hiểu biết đầy đủ quy định để đảm bảo quyền lợi cho mình. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ lương thử việc cho người lao động. Nếu không, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Thanh tra về lao động không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
- Người lao động nước ngoài có được tham gia công đoàn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Không trả lương thử việc cho người lao động bị xử phạt như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật;
+ Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.