Chào luật sư! Tôi tên Hiền 32 tuổi (sinh sống tại Hà Nội) đang làm việc tại công ty sản xuất bánh kẹo A (xin giấu tên). Tôi có câu hỏi như sau: Theo quy định của pháp luật thì các công ty có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không? Tôi thấy rằng rất nhiều công ty tổ chức khám cho nhân viên; tuy nhiên làm việc tại công ty nay đã được gần 2 năm mà chưa thấy công ty tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên lần nào. Vậy nếu không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không? Nếu không được khám liệu nhân viên có được bồi thường không? Rất mong được luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không? như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013)
Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không
Quy định về tổ chức khám định kì cho người lao động
Chế độ khám sức khỏe định kỳ là một trong những chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động được quy định trong Luật an toàn vệ sinh lao động.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động; hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
- Còn đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hay người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên; người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
- Riêng đối với lao động nữ; phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định thì người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề; công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động. Vì vậy; người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề; công việc nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe; tiếp tục trở lại làm việc; trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu; điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
Không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không
Như vậy; theo như quy định trên thì việc tổ chức khám sức khỏe là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 năm 1 lần. Riêng đối với người lao động mà làm việc trong môi trường nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm hay người lao động khuyết tật; người chưa thành niên sẽ được khám 6 tháng 1 lần. Vì nậy nếu không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên theo đúng quy định trên thì công ty sẽ bị xử phạt.
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả; được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Mức xử phạt
Trường hợp doanh nghiệp; chủ lao động không tiến hành khám sức khỏe cho người lao động theo quy định nêu trên; thì căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; mức xử phạt được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng; đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.
- Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định trên thì doanh nghiệp là tổ chức. Do đó Theo Khoản 1 Điều 5 thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vậy mức phạt tiền tối đa doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp này là 150.000.000 đồng.
Việc công ty không tổ chức khám có thể bị xử phạt theo quy định; hoặc là phải tổ chức khác phục hậu quả bằng việc tổ chức khám định kỳ bổ sung;… tuy nhiên không có điều khoản nào quy định về bồi thường tiền cho người lao động.
Thẩm quyền xử phạt
Vậy câu trả lời cho câu hỏi không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không thì câu trả lời là có. Vậy thẩm quyền xử phạt với hành vi này thuộc về ai?
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định: “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân”.
Cũng theo Khoản 3 Điều 49, Khoản 3 Điều 50, Khoản 2 Điều 52 của Nghị định; thì thẩm quyền xử phạt hành chính với hành vi trên thuộc về các chủ thể:
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Chánh thanh tra Bộ lao động – Thương binh và Xã hội: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Cục trưởng Cục an toàn lao động: Phạt tiền đến 75.000.000 đồng.
Ý nghĩa của việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
- Với người lao động, việc này giúp họ ổn định tinh thần và an tâm công tác làm việc.
- Với người sử dụng lao động; công tác này giúp họ nắm được tình hình sức khỏe của nhân viên để điều chỉnh chế độ làm việc cho phù hợp.
Chính vì vậy việc này cần được quan tâm; chú trọng và được pháp luật quy định phải thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Phân biệt trong tuyển dụng lao động bị xử lý thế nào?
- Đình công là gì? Phân loại đình công lao động theo quy định?
- Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Như vậy; khi công ty bạn không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định nêu trên. Ngoài phạt hành chính như nêu trên; thì hành vi vi phạm này không bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả nào khác nên bạn sẽ không được nhận khoản đền bù nào.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên có bị phạt không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Như vậy theo quy định của pháp luật; việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là bắt buộc đối với doanh nghiệp; tùy từng đối tượng lao động mà tổ chức khám trong thời hạn nhất định;… nếu không tổ chức khám định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Bộ luật lao động 2019:
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Chương XI quy định về lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Theo đó những người dưới 15 tuổi vẫn được làm việc nhưng phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
Chế độ tử tuất khác với những chế độ bảo hiểm xã hội khác ở điểm có sự phân chia thành nhiều trợ cấp khác nhau. Với mỗi trợ cấp khác nhau lại có những điều kiện hưởng khác nhau.
Điểm chung của tất cả các khoản trợ cấp là người lao động đã mất phải đã hoặc đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội và chưa rút tiền bảo hiểm xã hội. Do đo từng loại trợ cấp khác nhau sẽ lại có điều kiện hưởng khác nhau.