Dây an toàn trên xe ô tô là một bộ phận có thiết kế rất đơn giản và gọn nhẹ; nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ việc thắt dây an toàn là biện pháp góp phần làm giảm thiệt hại; về người tốt nhất khi có tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, người tham gia giao thông khi ngồi trong ô tô; lại có lúc chưa ý thức được điều này và còn coi răng dây an toàn là vướng víu. Vậy, hành vi Không thắt dây an toàn khi đi ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Nhiệm vụ của dây an toàn
Dây an toàn trên ô tô là một bộ phận có thiết kế nhỏ; nhưng rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe và hành khách ngồi trên xe; đặc biệt trong trường hợp dừng đột ngột hoặc khi xảy ra tai nạn. Thiết kế của ô tô cho dù là dòng xe nhỏ hay dòng xe lớn; cũng đều có dây an toàn, một bộ phận không thể thiếu khi điều khiển ô tô.
Nguyên lý làm việc cơ bản của dây an toàn rất đơn giản: Nó giữ chặt bạn không cho bạn bay về trước và đập vào kính chắn gió hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột ngột dừng lại.
Nếu không thắt dây đai an toàn, người sẽ lao về phía trước va đập vào kính chắn gió; vô lăng, bảng táp lô…. với vận tốc tương ứng với vận tốc của xe trước lúc xảy ra va chạm. Thậm chí với trường hợp va chạm tại vận tốc lớn; người có thể bay xuyên qua kính chắn gió và tiếp tục va chạm; với các vật thể khác trong quá trình di chuyển.
Dựa trên cảm biến va chạm, bộ điều khiển sẽ siết chặt dây đai; giữ cơ thể không bị văng khỏi ghế nhằm giảm thiểu những chấn thương.
Do kính là một chất liệu cứng, đầu là một trong những bộ phận của cơ thể dễ bị tổn thương nhất; nên nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi va chạm là rất lớn. Theo thống kê, 75% trường hợp ngưới lái bị văng ra khỏi xe do không thắt dây đai an toàn đều tử vong.
Không thắt dây an toàn khi đi ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Điều 9 VBHN 15/VBHN-VPQH quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Như vậy, nếu phạm vào 1 trong 2 trường hợp dưới đây thì các bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do không thắt dây an toàn:
- Người lái xe không thắt dây an toàn
- Người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô không thắt dây an toàn
Theo đó, căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi không thắt dây an toàn ô tô như sau
Đối với người điều khiển xe
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường
- Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy
Đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Không thắt dây an toàn khi đi ô tô có bị giữ bằng lái không?
Đối với lỗi không thắt dây an toàn, người vi phạm chỉ bị áp dụng hình phạt tiền theo các mức quy định tại mục 2 bài này mà không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Điều 125 VBHN 09/VBHN-VPQH quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
Do đó, mặc dù không bị tước quyền sử dụng GPLX nhưng các bạn có thể bị tạm giữ trong 07 ngày (tối đa 30 ngày).
Phương thức nộp phạt khi vi phạm không thắt dây an toàn khi đi ô tô?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Không thắt dây an toàn khi đi ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trong đó có:
Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”