Gọi điện đến phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Thời gian qua, đã có khá nhiều trường hợp chủ xe được gửi thông báo “phạt nguội” nhưng cố tình chây ì không đi nộp phạt. Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao theo quy định hiện hành? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẽ đến bạn kiến thức liên quan đến vấn đề: Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử phạt khi bạn vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc; một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông; Ghi nhận được hành vi vi phạm giao thông của bạn và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.
Khi tiếp nhận được các thông tin được cung cấp. Trung tâm sẽ tiến hành viêc in ảnh; truy xuất thông tin người và xe thông qua dữ liệu đăng ký xe.
Rồi qua đó xác định các thông tin như chủ phương tiện, địa chỉ rồi gửi thông báo cho bạn. Và cuối cùng bạn sẽ được mời đến trung tâm để nộp phạt nguội.
Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
Bị cưỡng chế nộp phạt nguội
Nếu quá thời hạn nộp phạt nguội, thì bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như:
Biện pháp thứ nhất: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản;
Biện pháp thứ hai: Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Biện pháp thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền còn thu tiền; tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân; tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Biện pháp thứ tư: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Bị phạt khi nộp phạt nguội muộn
Ngoài việc bị cưỡng chế nộp phạt nguội, bạn còn bị phạt. Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
Nếu quá thời hạn nộp phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Việc đăng kiểm gặp khó khăn
Từ ngày 1/1/2020, các trường hợp ô tô vi phạm Luật giao thông đường bộ nhưng quá hạn không đến nộp phạt nguội vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm với thời hạn 15 ngày.
Phương tiện chậm phạt nguội vẫn được đăng kiểm nhưng hiệu lực đăng kiểm lại chỉ còn ngắn ngày” vì căn cứ theo Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.”
Sau khi bạn đã đến trụ sở xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.
Cách tra cứu phạt nguội như thế nào?
Người dân có thể chủ động tra cứu xem bản thân hay phương tiện của mình có nằm trong danh sách phạt nguội hay không bằng những phương pháp sau:
Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông
Phần mềm quản lý giấy phép lái xe được Cục Cảnh sát giao thông trực thuộc Bộ Công an ra mắt từ ngày 1/6/2019 cho phép công dân tra cứu lỗi vi phạm giao thông qua hình ảnh bằng cách nhập biển số xe.
Các bước tra cứu cụ thể như sau
Bước 1: Truy cập vào trang website chính thức của Cục Cảnh sát giao thông.
Bước 2: Nhập chính xác biển kiểm soát của phương tiện cần kiểm tra vào mục tra cứu bên phải giao diện (có kèm ảnh).
Bước 3: Chọn loại phương tiện xe máy hoặc ô tô.
Bước 4: Nhập mã bảo mật tương ứng được hiển thị trên màn hình.
Bước 5: Chọn ô tra cứu và đợi hệ thống trả kết quả. Nếu phương tiện không bị phạt nguội, hệ thống báo không có kết quả và ngược lại.
Tra cứu phạt nguội trên web của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Thông tin về lỗi vi phạm của phương tiện giao thông được Cục CSGT gửi tới Cục Đăng Kiểm Việt Nam để lưu trữ. Bạn có thể tra cứu tại website của đơn vị này thông qua những bước sau:
Bước 1: Có 2 cách để truy cập vào website của Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:
– Truy cập vào website chính thức của Cục Đăng kiểm Việt Nam… Chọn mục tra cứu kiểm định xe cơ giới nằm phía bên phải màn hình.
– Tiến hành truy cập trực tiếp website Cục Đăng kiểm Việt Nam
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin vào ô trống theo yêu cầu:
– Nếu xe biển 5 số màu xanh, thêm chữ X vào cuối, nếu màu trắng thì cần thêm chữ T vào cuối.
– Sử dụng dấu “-“ để phân cách giữa chữ số và chữ cái của tem, giấy chứng nhận hiện tại.
Bước 3: Kết quả trả về sẽ là một trong 2 trường hợp sau:
– Xe bị phạt nguội sẽ có kết quả chi tiết về lỗi vi phạm cũng như hình ảnh được trích xuất rõ ràng từ hệ thống camera giao thông.
– Không có kết quả trả về tương ứng với việc phương tiện giao thông không mắc lỗi vi phạm và không bị phạt nguội.
Trường hợp kết quả trả về xuất hiện ô màu đen kèm theo thông tin về lỗi vi phạm của phương tiện đồng nghĩa với việc phương tiện này bị từ chối đăng kiểm do chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng phạt nguội trước đó.
Tra cứu trên website của Sở Giao thông Vận tải
Hiện nay, chỉ có một số Sở Giao thông Vận tải của một số địa phương tích hợp tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông như Hà Nội, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ví dụ, tại TP Hồ Chí Minh, hãy truy cập vào địa chỉ Sở Giao thông Vận tải để tra cứu phương tiện của mình có bị phạt nguội hay không.
Sử dụng ứng dụng tra cứu phạt nguội
Ngoài những cách nêu trên, bạn có thể tra cứu phạt nguội thông qua ứng dụng Kgo trên các nền tảng Android hay iOS của các thiết bị di động thông minh.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu nhận xét đảng viên nơi cư trú 2021
- Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra
- CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?
- Đường ưu tiên được hiểu như thế nào cho đúng theo quy định
- Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
4 hình thức xử phạt vi phạm giao thông
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.