Chào Luật sư, vài tháng trước tôi có cho bạn tôi vay tiền. Nay đã đến hạn nhưng tôi đòi tiền thì nó không trả. Bạn tôi cứ nói chưa có tiền, xin được gia hạn thêm vài tuần. Tôi thấy nó không hề gặp khó khăn gì, đăng hình mua nội thất nhưng lại không chịu trả nợ. Tôi khởi kiện ra Tòa án có được không? Khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Việc thu hồi nợ bằng con đường khởi kiện ra tòa án tồn tại nhiều bất cập về thời gian thực hiện và hồ sơ, giấy tờ pháp lý chứng minh khoản vay. Không những thế việc thi hành án đối với việc đòi nợ cũng còn nhiều bất cập. Khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Mẫu đơn kiện đòi nợ là gì?
Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức; cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác. Chuẩn bị đơn kiện là 1 bước quan trọng trong việc khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Vì đây là Đơn khởi kiện đòi nợ, do đó; hồ sơ khởi kiện phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền;…
- Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân; sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;…
- Các tài liệu; chứng cứ khác.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì tiến hành nộp đơn theo 03 cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định như thế nào?
Mời bạn tải xuống Khởi kiện đòi nợ cá nhân
Hướng dẫn viết mẫu đơn kiện đòi nợ cá nhân
Phần hình thức
Mục địa điểm, ngày tháng năm:
Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện kèm ngày tháng năm – thời điểm làm đơn khởi kiện.
Mục kính gửi: Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án:
- Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
- Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.
Phần nội dung
Mục người khởi kiện:
- Ghi họ tên cá nhân khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
- Người khởi kiện là cơ quan; tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ; tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan; tổ chức khởi kiện đó.
Mục nơi cư trú:
- Nếu người khởi kiện là cá nhân; thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú;
- Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
Mục yêu cầu Tòa án giải quyết: Nêu yêu cầu đòi nợ: số tiền nợ gốc + lãi phải được ghi chi tiết, cụ thể.
Mục các tài liệu kèm theo: Đánh số thứ tự; ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện.
Mục ký tên người khởi kiện:
- Người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó. Các trường hợp đặc biệt như: người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự;… thì người đại diện hợp pháp phải ký tên điểm chỉ. Nếu người đại diện không biết chữ, không nhìn được;… thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng; ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện; thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên; ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu người khởi kiện không biết chữ; thì phải có người làm chứng có đủ năng lực tố tụng dân sự và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Điều kiện khởi kiện đòi nợ
Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:
- Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.
- Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện
Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật:
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm nhữn giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện đòi nợ.
- Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Án phí phải nộp khi khởi kiện đòi nợ
Án phí khởi kiện đòi nợ áp dụng theo bảng tính sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Video Luật sư X đề cập đến vấn đề Khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định như thế nào?
Mời bạn xem thêm
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Thủ tục cấp lại hộ chiếu hết hạn cho người nước ngoài
- Làm hộ chiếu nhanh mất bao lâu?
- Cấp lại hộ chiếu hết hạn mất bao lâu?
- Hướng dẫn khai hộ chiếu online
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Khởi kiện đòi nợ cá nhân được quy định như thế nào?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân của tôi; hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty; để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ
Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4 – 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:
Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.
Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện