Tờ khai hải quan là một trong những thủ tục mà bạn phải hoàn thành khi muốn nhập khẩu hàng hóa. Vậy khai sai tên hàng nhập khẩu có vi phạm pháp luật không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết khai sai tên hàng nhập khẩu có vi phạm pháp luật không nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hải quan 2014;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Quy định pháp luật về địa bàn hoạt động hải quan
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
- Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người khai hải quan phải thực hiện thủ tục hải quan như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 thì người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan như sau:
“Điều 21. Thủ tục hải quan
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.”
Người khai hải quan có phải khai chính xác thông tin tờ khai hải quan không?
Căn cứ Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan như sau:
Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
- Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
- Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Như vậy, người khai hải quan phải khai chính xác thông tin tờ khai hải quan.
Người khai hải quan có vi phạm pháp luật khi khai sai tên hàng hóa trung chuyển trong tờ khai hải quan không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 6 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về khai hải quan như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai hải quan
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển;
b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
…
6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
…
8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định này.”
Trên đây là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định này).
Như vậy, bạn khai hải quan khi khai sai tên hàng hóa trung chuyển trong tờ khai hải quan sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu bạn tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Phụ lục hợp đồng lao động mới năm 2022
- Hợp đồng lao động dành cho đối tượng cộng tác viên mới năm 2022
- Hợp đồng lao động thời vụ mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khai sai tên hàng nhập khẩu có vi phạm pháp luật không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tờ khai hải quan tiếng anh là Customs Declaration, là văn bản mà ở đó, chủ hàng (người xuất khẩu & người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì lên tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu là hoạt động thường xuyên và có tính chặt chẽ trong hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện qua các vai trò như sau:
Một là, bảo đảm được sự điều chỉnh của pháp luật và chính sách quản lý trong thực thi kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới. Việc lưu thông hàng hóa giữa các nước có thể thuận tiện hoặc hạn chế tùy theo chính sách thương mại quốc gia, hệ thống pháp lý và thực thi cam kết thương mại quốc tế. Kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu sẽ tác động tích cực đối với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình đối chiếu, xác định danh mục tên hàng hóa, thực hiện việc áp thuế, so sánh, đối chiếu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trị giá hải quan, quy tắc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác, xác định loại hàng nhập khẩu qua đó đối chiếu với chính sách quản lý mặt hàng để xác định rõ với hàng hóa đó có bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu không hay thuộc loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
Hai là, kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu giúp nhà nước rà soát hệ thống danh mục các hàng hóa nhập khẩu đối với chính sách quản lý mặt hàng. Từ đó ban hành các quy định pháp luật phù hợp, thiết thực trong quá trình kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, bổ sung tên hàng hóa mới vào danh mục hàng hóa theo quy định của pháp luật để xác định mức thuế, chính sách ưu đãi về thuế và thống kê xuất nhập khẩu khi hàng hóa nhập khẩu qua biên giới.
Ba là, kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới tạo ra sự minh bạch, công bằng đối với doanh nghiệp, xây dựng được niềm tin cho cộng đồng thương nhân. Mặt khác, kiểm soát tên hàng giúp nhà nước dễ dàng phân loại hàng hóa, tránh nhập khẩu các hàng hóa nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng cao đến sức khỏe, môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác