Trong pháp luật dân sự, kê biên tài sản là phương thức cưỡng chế được áp dụng khi doanh nghiệp có những vi phạm trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Kê biên tài sản thường được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiến hành theo quy định của pháp luật. Những vấn đề về kê biên tài sản nhận được khá nhiều sự quan tâm của các bạn đọc chính vì vậy bài viết hôm nay Luật sư X sẽ gửi đến bạn đọc những vấn đề về “Kê biên tài sản của doanh nghiệp“. Mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác.
Căn cứ pháp lý
Kê biên tài sản là gì?
Trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, mà Tòa án thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.
Trong tố tụng hình sự, kê biên là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 6 Điều 114 và Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hành vi kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tòa án có thể áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
– Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp.
– Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp tại phiên tòa
Quy trình kê biên tài sản
Kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên.
– Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
– Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo.
– Sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Quy định các loại tài sản không được kê biên
Tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự, gồm có: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do Ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Tài sản của người phải thi hành án là cá nhân, gồm: Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình; đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình. Tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gồm: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Kê biên tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu chung
Điều 74 Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008 quy định về cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung, theo đó trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án. Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Mời bạn xem thêm
- Tài sản tranh chấp thì không được kê biên để thi hành án đúng không?
- Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự quy định như thế nào?
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật doanh nghiệp Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Kê biên tài sản của doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về ly hôn đơn phương với người nước ngoài tư vấn pháp lý . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 74 Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008 quy định về cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung, theo đó trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án. Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Việc pháp luật quy định một số tài sản không được kê biên là xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu bảo vệ sản xuất. Các tài sản không được kê biên được quy định tại Điều 87 Luật thi hánh án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
Việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung, kể cả tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự. Theo đó, việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác có hai trường hợp: Trường hợp chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung và trường họp đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu.
Đối với trường hợp tài sản kê biên thuộc sở hữu chung chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung thì trước khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc khác thì chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án. Neu người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Nếu tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.