Những năm gần đây, tình trạng cháy, nổ ở các cơ sở kinh doanh xăng, dầu khiến chúng ta không khỏi lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên, có thể do các cơ sở kinh doanh không đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), có thể do chính người dân thiếu ý thức, sử dụng những nguồn dễ gây cháy nổ gần cây xăng. Trong đó có thể kể đến việc hút thuốc ở cây xăng. Đã có một số vụ việc xảy ra gây hậu quả cả con ngưỡi lẫn tài sản. Vậy hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Hút thuốc ở cây xăng có thể bị phạt tù không? Bài viết dưới đây của LuatsuX sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021
Nội dung tư vấn
Các nguồn lửa bị cấm tại cây xăng
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như sau:
1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.
Theo đó, nguồn lửa như diêm, bật lửa,… là bị cấm tại các cây xăng. Do vậy, khi hút thuốc ở cây xăng, bạn đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ nguy hiểm mà bạn gây ra.
Hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi mang diêm, bật lửa đến các cây xăng có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và hành vi sử dụng chúng sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng.
Như vậy, nếu bạn dùng diêm, bật lửa, nguồn lửa khác để hút thuốc thì có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy hành vi, kể cả bạn sử dụng thuốc lá điện tử vì trong đây có nguồn điện bên trong.
Hút thuốc ở cây xăng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đây là hành vi có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” (Điều 313, Bộ Luật hình sự 2015). Hành vi này rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tính mạng người khác. Nếu lực lượng tại chỗ không khống chế kịp thời ngọn lửa thì có thể không ít người có mặt ở cây xăng lúc đó gặp nguy hiểm; cửa hàng xăng dầu thiệt hại lớn về tài sản. Căn cứ theo
Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2-5 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61-121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5-8 năm:
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122-200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-12 năm:
a) Làm chết 3 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 1 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Theo đó, hành vi cố tình châm lửa hút thuốc gần bình xăng gây nguy hiểm cho cộng đồng, xâm phạm quy định nhà nước về PCCC sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu gây ra hỏa hoạn và thiệt hại như trên.
Trách nhiệm bồi thường khi hút thuốc ở cây xăng gây cháy nổ
Trong trường hợp nếu như bị có biển cấm nhưng vẫn hút thuốc ở cây xăng và gây cháy nổ thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Như vậy, nếu hút thuốc ở cây xăng khi có biển cấm; mà gây cháy nổ thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
- Sử dụng điện thoại trong cây xăng có bị phạt không?
- Có bị tước Giấy phép nếu cửa hàng xăng dầu cố tình ngưng bán không?
- Hành vi buôn lậu xăng giả bị xử lý như thế nào theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Việc nghe điện thoại ở cây xăng bị cấm và có thể bị xử phạt bởi hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây ra cháy nổ. Theo các chuyên gia, trong trường hợp sử dụng điện thoại di động, sóng điện thoại có thể tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện. Dù những tia lửa điện này rất nhỏ nhưng vì hơi xăng bay và phát tán ra môi trường xung quanh nên có khả năng bén lửa rất cao. Chỉ cần có 5% hơi xăng bay trong không khí là có thể bắt lửa cháy.
Cố tình châm lửa hút thuốc gây hỏa hoạn ở cây xăng có thể chịu hình phạt lên đến 1 năm tù giam (theo Khoản 4, Điều 313, Bộ Luật Hình sự 2015).
Căn cứ Khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy hành vi cố tình châm lửa hút thuốc gần bình xăng gây nguy hiểm cho cộng đồng, xâm phạm quy định nhà nước về PCCC sẽ bị truy cứu trách nhiệm bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu gây ra hỏa hoạn và thiệt hại