Cụm từ mã số thuế doanh nghiệp đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay, đây là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự nào đó do cơ quan quản lý thuế của nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức nộp thuế. Trên thực tế hiện nay rất nhiều hợp đồng, thủ tục hành chính yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác ngày cấp mã số thuế để xác minh thông tin một cách chính xác, tuy nhiên không phải vấn đề này ai cũng nắm rõ. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tra cứu ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp nhanh chóng. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về mã số thuế doanh nghiệp như sau:
“Điều 29. Mã số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”
Theo đó mã số thuế doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế và các thủ tục hành chính khác.
Nguyên tắc cấp mã số thuế doanh nghiệp
Theo Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế theo đó có 2 cấu trúc mã số thuế bao gồm:
+ Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
+ Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp theo đó:
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Hướng dẫn tra cứu ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp
Hiện nay, khi người dân có nhu cầu muốn biết mã số thuế của mình được cấp vào ngày nào thì có thể kiểm tra ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp theo cách sau đây:
– Bước 1: Truy cập vào Website http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp
– Bước 2: Chọn vào phần Thông tin về người nộp thuế TNDN
– Bước 3: Người nộp thuế tiến hành nhập mã số thuế doanh nghiệp hoặc số chứng minh nhân dân/số căn cước công dân và mã xác nhận theo yêu cầu của hệ thống.
– Bước 4: Người nộp thuế chọn Tra cứu và xem thông tin ngày cấp mã số thuế được hiển thị.
Thời hạn đăng ký thuế lần đầu là bao nhiêu ngày?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
Như vậy, theo quy định nêu trên việc đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp. Nếu như người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc khi thuộc một trong những trường hợp tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019.
Doanh nghiệp và cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
…
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó thì doanh nghiệp sẽ được cấp 01 mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động và cá nhân cũng chỉ được cấp 01 mã số thuế duy nhất trong suốt cuộc đời.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện dự án mới nhất năm 2022
- Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ mã số thuế cá nhân đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn tra cứu ngày cấp mã số thuế doanh nghiệp nhanh chóng năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính hiện nay… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mã số thuế 13 số sẽ được cấp cho:
Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế; tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí; Công ty mẹ – Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ hợp đồng; hiệp định dầu khí theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Các địa điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh; trong trường hợp các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.
Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Qua đó các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Cần phải lưu ý khi sử dụng mã số thuế doanh nghiệp như sau:
+ Ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.
+ Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác phải thông báo cho thuế để cơ quan thuế quản lý nắm tình hình hoạt động và không khóa mã số thuế doanh nghiệp.