Thời đại ngày nay, nhiều bà mẹ chọn làm mẹ đơn thân để nuôi dạy con cái. Việc làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân cần thực hiện theo một số quy định pháp luật đã quy định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Thêm vào đó, Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con:
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Như vậy, mẹ đơn thân, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em đi đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.
Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con
Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Đối với trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
- Hộ chiếu hoặc CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh (giấy tờ tùy thân). Trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì cha, mẹ thực hiện thủ tục khai sinh cho con cần xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân
– Nơi đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.”
Căn cứ theo Điều 13, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“Điều 13. Nơi cư trú của người được giám hộ
1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Làm giấy khai sinh rồi có đổi tên được không năm 2022?
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đổi tên căn cước công dân, chia tài sản khi ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Tờ khai đăng ký khai sinh
Giấy chững sinh do sở y tế có thẩm quyền cấp
Trường hợp nào không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận giấy chứng sinh
Nếu không có giấy làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh