Thẻ Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ nhằm thực hiện những giao dịch trong phạm vi nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Nên chính vì vậy, mỗi người dân đều nên phải đi làm thẻ Căn cước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hướng dẫn làm căn cước công dân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật căn cước công dân 2014
- Thông tư 06/2021/TT-BCA
- Thông tư 59/2021/TT-BCA
- Thông tư 07/2016/TT-BCA
Trang phục khi làm thẻ Căn cước công dân
Tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA đã quy định các yêu cầu sau về ảnh chụp căn cước công dân như sau:
- Ảnh chụp chân dung của công dân gắn trên thẻ phải là hình chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, đầu để trần, không được đeo kính. Tổng thể trang phục và tác phong cần lịch sự, nghiêm túc.
- Người dân không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi đi chụp ảnh và làm thẻ căn cước công dân. Trong trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc riêng biệt thì được phép mặc lễ phục của dân tộc, tôn giáo đó. Nếu tôn giáo hoặc dân tộc có khăn đội đầu thì công dân được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ, tuy nhiên cần phải đảm bảo ảnh chụp rõ mặt.
Hướng dẫn làm căn cước công dân
Cách đăng ký làm CCCD online qua Quản Lý Cư Trú
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của nhà nước, đường link trang web mình để bên dưới:
- Cổng dịch vụ công quản lý cư trú (https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html)
Sau đó, bạn hãy chọn vào mục Căn cước công dân để có thể bắt đầu đăng ký làm Căn cước công dân online.
Bước 2: Bạn hãy dùng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của bạn để đăng nhập vào cổng thông tin này và rồi ở màn hình xác nhận đăng nhập tiếp theo thì bạn sẽ nhận được mã xác nhận. Việc của bạn là chỉ cần nhập đúng mã đó là đăng nhập thành công nhé.
Bước 3: Và bây giờ hãy bắt đầu đăng ký thôi, hãy chọn cho mình Thủ tục hành chính. Để đăng ký làm căn cước công dân thì bạn hãy chọn vào mục Cấp thẻ Căn cước công dân và chọn vào lý do thực hiện, ở mục này tùy theo tình trạng hiện tại của bạn mà bạn có thể chọn Cấp thẻ căn cước công dân chuyển từ chứng mình nhân dân 9 số hoặc 12 số hay cấp thẻ căn cước công dân lần đầu. Tương tự có khá nhiều vấn đề về căn cước công dân cho thực hiện đăng ký các thủ tục đó. Sau khi hoàn tất hãy bấm Tiếp tục nhé.
Bước 4: Tiếp theo, hãy chọn vào Cấp thực hiện, ở đây mình khuyên bạn nên chọn Cấp tỉnh để có thể tìm các cơ quan công an để đăng ký làm CCCD. Còn ở mục Cơ quan thực hiện thì bạn hãy chọn cơ quan công an nơi tỉnh bạn ở hoặc các cơ quan khác nếu bạn chọn mục khác rồi ấn vào Tiếp tục sau khi chọn xong.
Bước 5: Tiếp đến là thông tin ở Phiếu yêu cầu, bạn cần phải đọc kĩ lại các thông tin phía trên được lấy từ dữ liệu công dân Quốc gia. Nếu chính xác thì bạn chỉ cần ấn chọn vào ô Tôi xin cam đoan những thông tin kê trên tờ khai là đúng sự thật rồi ấn Tiếp tục là được.
Bước 6: Tiếp tục chọn ngày Đăng ký thu nhận thông tin CCCD. Ngày ở đây sẽ là ngày bạn thực sự rảnh và bạn có thể đến cơ quan công an để làm thủ tục cũng như khai thêm thông tin và làm CCCD. Hãy quyết định thật kĩ và chọn vào những ô ngày màu trắng rồi ấn vào Tiếp tục.
Bước 7: Một lần nữa bạn sẽ được đọc và xác nhận thông tin nhưng lần này bạn sẽ được cấp thêm một mã hồ sơ, hãy đọc kĩ và bấm vào Tiếp tục thôi.
Bước 8: Đây là bước cuối cùng của việc đăng ký, một giấy hẹn sẽ được hiện ra cho bạn. Việc của bạn là in ra hoặc lưu về để khi đến cơ quan công an làm CCCD vào đúng ngày đăng ký thì bạn sẽ trình ra để được cơ quan công an hỗ trợ làm CCCD một cách nhanh nhất.
Cách đăng ký cấp CCCD online qua Bộ Công An
Ngoài cách làm trên bạn có thể đăng ký cấp CCCD thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công An nha. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào Link bên dưới đến đến với website của Bộ Công an > Bên phía trên góc phải màn hình các bạn nhấn Đăng Ký.
- Link truy cập website Bộ Công an (https://dichvucong.bocongan.gov.vn/)
Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, các bạn Đăng Nhập vào nhé.
Bước 3: Tiếp đó nhấn chọn Nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 4: Chọn Cấp thẻ CCCD khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 5: Chọn Nộp hồ sơ.
Bước 6: Điền đầy thông tin vào và nhấn Đồng ý và tiếp tục.
Bước 7: Cuối cùng kiểm tra lại thông tin, tích chọn Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên và nhấn Nộp hồ sơ và đợi kết quả trả về nhé.
Những giấy tờ cần thiết khi làm căn cước công dân
Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần mang theo:
- CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu).
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:
- CCCD mã vạch đã được cấp.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Đối với người làm CCCD lần đầu
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy khai sinh.
- Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất năm 2022
- Đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh mới nhất 2022
- Quy định về trích lục giấy khai sinh mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Hướng dẫn làm căn cước công dân”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến những trường hợp không được đơn phương ly hôn,giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA, các cán bộ thực hiện công tác cấp thẻ sau khi lấy dấu vân tay và chụp ảnh chân dung thì phải chịu trách nhiệm in phiếu thu nhận thông tin, chuyển cho công dân kiểm tra cẩn thận và ký, ghi rõ họ tên. Lúc này, công dân có quyền kiểm tra thông tin cá nhân, ký xác nhận vân tay, ảnh thẻ của mình trên phiếu. Người dân có thể thỏa thuận lại với cán bộ, xin chụp lại ảnh thẻ nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, việc có đồng ý chụp lại ảnh hay không sẽ phụ thuộc vào cán bộ.
Trên thực tế, chỉ những trường hợp ảnh thẻ nhìn không rõ mặt mũi, chẳng hạn như bạn nghiêng đầu, nháy mắt, nhận diện không rõ hai tai, tác phong không lịch sự thì công dân có quyền không xác nhận vào phiếu thu nhận thông tin. Tiếp đó, công dân sẽ yêu cầu được chụp lại ảnh thẻ.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
– Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Và theo quy định tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, ngày mà 59/2021/TT-BCA có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.