Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được xem là một loại hợp đồng quan trọng trong thương mại. Thông qua việc ủy thác, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện việc trao đổi, mua bán hàng hóa mà không phải lo ngại các rào cản từ việc thiếu kinh nghiệm hay nguồn lực trong các giao dịch, nhất là trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
Căn cứ pháp lí
Uỷ thác mua bán hàng hoá là gì?
Theo quy định của điều 155 LTM 2005, Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện được thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa
Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở của hợp dồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện được thoả thuận với bên uỷ thác và bên ủy thác có nghĩa vụ trả thù lao cho việc ủy thác của bên được ủy thác.
Đặc điểm hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Chủ thể hợp đồng:
- Trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
- Thêm nữa, theo quy định của Điều 161 Luật thương mại 2005: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”. Do đó, thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau.
- Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và bên này không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.
Hàng hóa ủy thác
- Điều 158 Luật thương mại 2005 quy định về hàng hóa ủy thác: “Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán”.
- Như vậy, ủy thác và nhận ủy thác những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm kinh doanh, mua bán. Bên ủy thác chỉ được ủy thác những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh.
Hình thức hợp đồng
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá được giao kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên ủy thác có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hoá. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được ủy thác.
- Trong trường hợp, bên nhận ủy thác giao kết hợp đồng ủy thác không nằm trong phạm vi kinh doanh của mình thì hợp đồng đó vi phạm Điều 156 Luật Thương mại năm 2005 và có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Nội dung hợp đồng
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác như:
- Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
- Nội dung công việc ủy thác: Bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mua bán những hàng hóa nào, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…;
- Thù lao ủy thác: Thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp;
- Điều khoản cuối cùng;…
Điều kiện hợp đồng có hiệu lực
- Chủ thể của hợp đồng ủy thác thương mại có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.
- Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.
Tải xuống hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Mời bạn xem thêm bài viết
- CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?
- CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CÓ NHỮNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?
- CÁC HÌNH THỨC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký hộ kinh doanh; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận.
Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận.
Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Nghĩa vụ của bên ủy thác (theo điều 163 LTM 2005).
Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác.
Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận.
Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Quyền của bên ủy thác (theo điều 162 LTM 2005).
Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.