Với sự phát triển của nền kinh tế à xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ngày một phát triển. Và tất nhiên là có sản xuất thì tất yếu sẽ có tiêu thụ; Vấn đề tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân và doanh nghiệp sản xuất. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất sẽ thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất; và tái sản xuất mở rộng. Vậy trong quá trình sản xuất và kinh doanh, việc tiêu thụ nông sản như thế nào?; ” Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa” được viết và kí kết ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là gì?
Hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 được hiểu là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa; về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại; nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự; để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa; do hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015; về Hợp đồng mua bán tài sản như sau: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Như vậy, Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản; mà cụ thể hơn là mua bán hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau; về việc bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa; do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là gì?
Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa mang tính đặc thù của ngành nông nghiệp, cụ thể: Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là sản phầm hữu hình, thông thường là sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi: Lúa, cà phê, khoai, sắn, gà, vịt, trâu, bò…
Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa có những nội dung cơ bản sau:
– Chủ thể của hợp đồng;
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hình thức của Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được quy định rõ tại Điều 24 Luật Thương mại 2005; cụ thể như sau:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói; bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định; phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Thông thường, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được xác lập bằng hình thức văn bản; đối với chủ thể một bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ; thì hợp đồng thường được giao kết bằng lời nói.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Mời bạn xem và tải hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa tại đây:
Ý nghĩa của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa?
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất; tiêu thụ hàng hóa nông sản. Hợp đồng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của hai bên.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên; đảm bảo hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp; giữa hai bên nếu tranh chấp xảy ra.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
Cần ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
- Về chủ thể của hợp đồng: các bên ghi rõ thông tin về địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại; số tài khoản ngân hàng, mã số thuế doanh nghiệp (đối với bên là doanh nghiệp), người đại diện.
- Về đối tượng của hợp đồng: ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, giá
- Về tiêu chuẩn chất lượng, quy cách hàng hóa: các bên thỏa thuận ghi rõ yêu cầu về chất lượng; quy cách hàng hóa.
- Về điều khoản ứng trước (nếu có).
- Về phương thức giao nhận hàng hóa: các bên thỏa thuận; và ghi rõ trong hợp đồng về thời gian giao, nhận; địa điểm giao, nhận; thông tin của bên đại diện giao, nhận hàng: tên, số điện thoại, email..;trách nhiệm của các bên khi giao, nhận hàng.
- Về phương thức thanh toán: ghi rõ phương thức thanh toán; thời gian và tiến độ thanh toán.
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên: các bên thỏa thuận; và ghi cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Về điều khoản miễn trừ trách nhiệm: các bên thỏa thuận; và ghi nhận cụ thể về các trường hợp nào thì được miễn trừ trách nhiệm.
- Về chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng: các bên thỏa thuận; và ghi rõ trường hợp phải áp dụng chế tài , mức phạt vi phạm.
- Về điều khoản giải quyết tranh chấp: ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải; trường hợp không thể thương lượng hòa giải; các bên có thể thỏa thuận chọn trọng tài thương mại hoặc Tòa án có thẩm quyền để giải quyết; luật áp dụng.
- Về hiệu lực của hợp đồng: ghi rõ thời điểm có, hết hiệu lực của hợp đồng; hợp đồng gồm bao nhiêu trang, lập thành bao nhiêu bản,…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia vào quan hệ pháp luật do Luật Dân sự điều chỉnh. Năng lực của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bị chi phối bởi luật điều chỉnh quan hệ đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản là một dạng của hợp đồng dân sự, thương mại. Do vậy, trong việc tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng, các chủ thể cũng bị điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Thương mại (LTM) và pháp luật có liên quan. Năng lực của chủ thể hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là các quyền và khả năng chủ thể tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng, là điều kiện thiết yếu để hợp đồng có hiệu lực pháp luật, đồng thời xác định nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Trong thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, hai chủ thể chính của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là người bán và người mua. Thông thường người bán là người sản xuất ra hàng hóa gồm hộ nông dân, các hợp tác xã, trang trại… và người mua là những nhà tiêu thụ sản phẩm, họ phần lớn là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp hoặc xuất khẩu.
Tuy nhiên, do tính chất sản xuất manh mún và còn lạc hậu ở nước ta, cũng như sự kết nối giữa doanh nghiệp tiêu thụ và nông dân còn thấp nên xuất hiện đội ngũ các nhà trung gian thương mại, như: thương lái, chủ vựa, hãng sơ chế, nhà máy xay xát… thực hiện việc thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản HHNS trước khi bán cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hoặc tiêu thụ trực tiếp. Các trung gian thương mại tham gia với vai trò kết nối giữa người tiêu thụ sản phẩm và người sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia tiêu thụ, điều tiết thị trường.
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau ở từng ngành hàng nhưng căn cứ theo mối quan hệ trong hợp đồng, vai trò của các chủ thể có thể thay đổi tùy theo vị trí của họ trong thị trường là người mua hoặc người bán. Trong tính đa dạng đó, có thể phân chia ra các nhóm chủ thể chính đó là: Nhà nước và pháp nhân, tổ chức thuộc Nhà nước; pháp nhân thương mại; cá nhân; hộ gia đình và các tổ chức hợp tác; trung gian thương mại – thương lái.
Thông thường, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được xác lập bằng hình thức văn bản; đối với chủ thể một bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ; thì hợp đồng thường được giao kết bằng lời nói