Xin chào Luật sư X. Tôi được biết hợp đồng có 02 loại hình thức; đó là bằng văn bản và bằng lời nói. Tuy nhiên; tôi không biết hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói không? Rất mong nhận được câu trả lời đến từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói không?
Theo quy định của Bộ luật Lao động; hợp đồng lao động được giao kết dưới hai hình thức phổ biến là hình thức văn bản và hình thức lời nói. Hình thức lời nói chỉ được áp dụng đối với công việc tam thời có thời hạn dưới 03 tháng. Các trường hợp còn lại bắt buộc các bên ký kết bằng văn bản. Hợp đồng lao động bằng văn bản phải lập thành 02 bản. Người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.
Căn cứ theo Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019; quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Theo đó, hợp đồng lao động giúp việc gia đình bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản. Cho nên không được giao kết hợp đồng này bằng lời nói.
Trường hợp nào đơn phương chấm dứt hợp đồng giúp việc không cần báo trước?
Căn cứ theo điểm d Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động; mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do; nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
- Bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Như vậy, trong các trường hợp như trên thì người lao động; hoặc người sử dụng lao động giúp việc gia đình được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Người lao động giúp việc nghỉ việc không cần báo trước trong trường hợp nào?
Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP; người lao động giúp việc gia đình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do sau sẽ không cần báo trước:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
– Bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể giao kết bằng lời nói không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng lao động giúp việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương; điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nội dung của hợp đồng với người lao động giúp việc cho gia đình là toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Trong đó chứa đựng các quyền và nghĩ vụ liên mà các bên đã thỏa thuận.
– Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động
– Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật
– Tôn trọng danh dự nhân phẩm của người giúp việc gia đình
– Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận
– Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp
– Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú; trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn
Theo Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019; hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình gồm:
– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình;
– Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động;
– Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động sẽ bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.