Hợp đồng khoán việc – một dạng hợp đồng lao động phổ biến. Nếu bạn và công ty có nhu cầu phân chia công việc cho người lao động thì bạn cần nắm rõ các quy định trong hợp đồng để phân biệt với việc làm hợp đồng để tránh bị sai hợp đồng và bị phạt. Nếu bạn là người nhận hợp đồng, hãy nhớ đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng lao động như thuế thu nhập, an sinh xã hội,… để không bị mất quyền lợi nhé! Dưới đây Luật sư x sẽ hướng dẫn chi tiết về hợp đồng khoán việc ở bài viết “Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào theo quy định năm 2022?”.
Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng khoán việc?
Bộ Luật lao động 2019 không có quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự, ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên và chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự.
Hợp đồng khoán việc được giao kết khi có những công việc mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc trên 1 khối lượng công việc nhất định. Vì vậy, đối với các công việc mang tính chất ổn định, lâu dài, người sử dụng lao động không được phép ký hợp đồng khoán việc với người lao động, mà phải ký hợp đồng lao động.
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc hay còn có tên gọi khác là hợp đồng giao khoán là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận của bên giao khoán và bên nhận khoán về nội dung, khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành và mức thù lao, lợi ích từ việc nhận việc giao.
Sau khi hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thỏa thuận thì người nhận giao sẽ có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên giao khoán còn bên giao khoán sẽ có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán tiền công lao động như đã thỏa thuận cho bên nhận khoán việc.
Trong hợp đồng khoán việc thì người giao khoán việc sẽ chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không cần quan tâm đến việc người nhận khoán việc được giao thực hiện công việc theo cách nào.
Lưu ý cho bạn, hợp đồng khoán việc là gì nhằm chỉ để ký đối với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối. Khi đã ký kết hợp đồng giao khoán cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm với các yêu cầu điều khoản trong đó nghĩa là thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như đã thỏa thuận.
Hợp đồng khoán việc có thể hiểu là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên, trong đó:
- Bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định.
- Sau khi hoàn thành công việc phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc.
- Bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào theo quy định năm 2022?
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Đây là loại hợp đồng khoán việc thứ nhất chúng tôi chia sẻ với bạn. với tính chất và đặc trưng của nó nên còn có tên gọi khác là khoán trọn gói. Hợp đồng khoán việc trọn gói là hợp đồng mà người khoán việc sẽ chịu trách nhiệm giao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí.
Trong đó có cả chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và cả chi phí công cụ lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Như vậy, người nhận khoán sẽ được người khoán việc trả tiền công. Các loại tiền mua nguyên vật liệu, tiền công lao động, chi phí công cụ dụng cụ lao động và tiền lợi nhuận có được từ việc nhận khoán.
Hợp đồng khoán việc từng phần
Hợp đồng khoán việc từng phần hay còn gọi là hợp đồng khoán nhân công. Đối với loại hợp đồng thứ hai này người giao khoán sẽ không chi trả về các chi phí và chất lượng công cụ lao động mà chỉ trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Ngoài những công việc chỉ mang tính thời vụ và diễn ra trong thời điểm nhất định ra thì tất cả những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài sẽ phải ký dưới hình thức hợp đồng lao động. Người lao động làm hợp đồng khoán việc không cần đóng bảo hiểm xã hội nhưng trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Lưu ý cho bạn đó là hãy xem xét bản chất công việc để có thể ký kết hợp đồng phù hợp bởi tất cả những trường hợp ký hợp đồng không đúng theo quy định đều phải nhận xử phạt hành chính.
Quy định hợp đồng giao khoán công việc
Nội dung hợp đồng giao khoán công việc
Pháp luật hiện hành không có quy định nào bắt buộc các nội dung phải có trong hợp đồng giao khoán công việc.
Tuy vậy, để việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, đạt được mục đích các bên đề ra ban đầu và hạn chế tranh chấp xảy ra, thông thường hợp đồng giao khoán công việc gồm các nội dung chính sau đây:
- Thông tin về các bên: bên giao khoán và bên nhận giao khoán;
- Nội dung công việc;
- Thời hạn thực hiện;
- Giá dịch vụ;
- Hình thức và thời hạn thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giải quyết tranh chấp;
- Sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng;
- …
Hình thức hợp đồng giao khoán công việc
Hình thức của hợp đồng giao khoán công việc cần tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung, có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, văn bản luôn là hình thức chắc chắn, khuyến khích các bên lựa chọn nhất vì nó ghi nhận rõ ràng thỏa thuận của các bên và là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này (nếu có).
Tải xuống hợp đồng khoán việc năm 2022
Hướng dẫn cách viết hợp đồng giao khoán công việc
Khi giao kết hợp đồng giao khoán công việc, các bên giao kết cần soạn thảo hợp đồng với những điều khoản rõ ràng. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để hoàn thiện hợp đồng giao khoán công việc.
Với phần thông tin của các bên trong hợp đồng:
Cần điền đầy đủ thông tin họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số giấy tờ cá nhân, thông tin liên hệ. Trường hợp một trong các bên là tổ chức/doanh nghiệp thì cần có tên, địa chỉ, số giấy tờ hoặc mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật và thông tin liên hệ.
Với phần nội dung thỏa thuận:
Các điều khoản trong hợp đồng cần rõ ràng. Chẳng hạn như đối với hợp đồng trên, cần hoàn thiện các nội dung sau đây:
- Nội dung công việc: Cần ghi rõ công việc giao khoán là đối tượng của hợp đồng là công việc gì, tiến hành như thế nào, người thực hiện,,… . Đó có thể là công việc mang tính chất thời vụ, không thường xuyên
Ví dụ: Lắp đặt điều hòa; sửa chữa, nâng cấp nhà;….
- Nơi làm việc: Ghi rõ địa điểm cụ thể sẽ tiến hành thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Ví dụ: Tại nhà ông Nguyễn Văn A, số 8 phố X, đường Y, quận Z, tỉnh H.
- Tiến độ công việc: Thỏa thuận rõ công việc được thực hiện trong thời gian bao lâu, tiến độ thực hiện như thế nào, qua các giai đoạn nào, nghiệm thu công việc ra sao. Có thể thỏa thuận công việc thực hiện trong vòng ….. ngày, tính từ ngày……/…./…… đến ngày …../…../….
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
- Hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đế “Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào theo quy định năm 2022?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, thủ tục thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự,… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi người sử dụng lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động thì không được tự ý chuyển hợp đồng lao động sang hợp đồng khoán việc mà không có sự thỏa thuận lại với người lao động, hoặc không thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 34, Bộ Luật lao động 2019. Vì vậy, việc tự ý điều chuyển người lao động sang hình thức hợp đồng khoán việc là vi phạm pháp luật.
Khi đã ký hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động sang làm một vị trí công việc khác, nghĩa là người sử dụng lao động chỉ được phép điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động cũ, không phải là ký hợp đồng khoán việc mới.
Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc hoàn thành hợp đồng khoán việc đã giao kết. Bên giao khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người nhận khoán. Đồng thời, bên giao khoán phải cấp chứng nhận khấu trừ thuế cho người nhận khoán (trừ trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế)
Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, nếu ký kết hợp đồng khoán việc (là loại hợp đồng dịch vụ, không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Có nhiều công ty dựa vào quy định này và lựa chọn ký hợp đồng khoán việc với người lao động để không phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, Tuy nhiên, việc ký kết sai hợp đồng, không đúng theo bản chất công việc là vi phạm pháp luật và có thể đối mặt với các mức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.