Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong một số trường hợp khi kinh doanh sản xuất một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên việc vay một số tiền lớn chưa bao giờ dễ dàng; nên việc phải có các biện pháp bảo đảm kèm theo như là một việc cần thiết và đôi khi là bắt buộc.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 12/2014/TT-NHNN
Nghị định 219/2013/NĐ-CP
Vay vốn nước ngoài là gì?
Vay vốn nước ngoài ở đây theo quy định của pháp luật là vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN quy định về khoản vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
5. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm của kim ngạch khoản vay; bao gồm lãi suất vay nước ngoài; và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài; mà Bên đi vay chắc chắn phải trả cho Bên cho vay; các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay; các đại lý và các bên liên quan khác.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN quy định về thỏa thuận vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh như sau:
1. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài, thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước hoặc vào thời điểm thực hiện giải ngân khoản vay và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Mục đích vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
– Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:
a) Của Bên đi vay;
b) Của doanh nghiệp; mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh; dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp; mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
- Các phương án sản xuất kinh doanh; dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam; và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư; giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay; hoặc của doanh nghiệp; mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.
– Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.
Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
– Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay; tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài); là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một (01) năm.
– Khoản vay trung; dài hạn nước ngoài tự vay; tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một (01) năm.
Bảo lãnh là gì?
Bảo lãnh theo quy định của BLDS là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 335 BLDS 2015 thì bảo lãnh được nói như sau:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ; (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ;mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022
Phạm vi bảo lãnh hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022 có thể:
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc; tiền phạt; tiền bồi thường thiệt hại; lãi trên số tiền chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai; thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết; hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Tải xuống hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022
Sau đây là mẫu hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022. Bạn đọc có thể xem trước mẫu hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022; và tải mẫu hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022 tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng, chính xác năm 2022
- Mẫu đơn xin giảm giờ làm mới năm 2022
- Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu theo quy định pháp luật hiện nay
- Mẫu giấy đề nghị thay đổi tài khoản mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng bảo lãnh vay vốn nước ngoài mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ; hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Theo thỏa thuận của các bên.
– Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài không trái với các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam.
– Việc sử dụng cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam hoặc trái phiếu chuyển đổi do doanh nghiệp Việt Nam phát hành để thế chấp cho người không cư trú là Bên cho vay nước ngoài hoặc các bên có liên quan phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chứng khoán, về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam và/hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.