Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mai Hường, tôi và chồng cưới nhau được hơn mười năm nay. Tuy nhiên sau quá trình chung sống thì chúng tôi xảy ra quá nhiều mâu thuẫn khó mà giải quyết được, cũng vì vậy mà chúng tôi đi đến quyết định ly thân nhằm tránh mặt nhau suốt gần một năm nay. Tôi tự hỏi liệu trường hợp như chúng tôi có được tính là đã chấm dứt hôn nhân hay chưa. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Chấm dứt hôn nhân là gì?
Chấm dứt hôn nhân là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi phát sinh một trong các sự kiện sau sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân:
+ Vợ chồng li hôn;
+ Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết;
+ Một bên hoặc cả hai vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.
Hôn nhân sẽ chấm dứt trong những trường hợp nào?
1. Hôn nhân chấm dứt trong trường hợp vợ, chồng ly hôn:
Ly hôn có hai trường hợp là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương:
Ly hôn thuận tình:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự, trường hợp vợ chồng ly hôn thuận tình thì quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, việc ly hôn chính thức có hiệu lực và quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt.
Ly hôn đơn phương:
Theo quy định tại các khoản Điều 273, 280 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp bản án ly hôn hết thời hạn kháng cáo (15 ngày kể từ ngày tuyên án) và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (15 ngày nếu Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị; 01 tháng nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.
Như vậy đơn phương ly hôn thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo của vợ chồng hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt.
2. Hôn nhân chấm dứt trong trường hợp vợ, chồng đã chết:
Việc hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết là hậu quả tất nhiên, chứng tỏ rằng hôn nhân là quan hệ nhân thân giữa 2 người. Thủ tục đăng ký khai tử khi vợ, chồng chết theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Khi vợ, chồng chết quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ chấm dứt. Người chồng vợ còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người vợ, chồng đã chết.
Một số trong các quyền đó tồn tại suốt đời, không phụ thuộc vào việc người đó có lấy vợ, lấy chồng khác hay không. Đó là các quyền mà với tư cách là công dân, vợ, chông được hưởng (như quyền về họ, tên, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở…) Người chồng, vợ còn sống có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân, phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn.
– Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hôn nhân khi vợ, chồng đã chết:
+ Đối với tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về thừa kế. Vợ chông có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế
+ Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý di sản chung của vợ chồng , trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người quản lý di sản (khoản 2 Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
+ Trường hợp cần phải chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì theo yêu cầu của những người thừa kế thì tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi; phần tài sản của người vợ, chồng đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì người chồng, vợ còn sống thuộc hàng thừa kế thứ 1 cùng với cha, mẹ và con của người vợ, chông đã chết (Điều 676 Bộ luật dân sự 2015). Người chồng, vợ còn sống là chủ sở hữu một phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và một phần di sản thừa kế của người vợ, chồng đã chết, cùng với những người thừa kế khác.
3. Hôn nhân chấm dứt trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết:
Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người có thể bị tòa án tuyên bố là đã chết trong các trường hợp sau đây:
– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Căn cứ vào các trường hợp nêu trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
Trường hợp vợ chồng ly thân là một trường hợp không làm chấm dứt hôn nhân.
Trong quy định pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay không có quy định cụ thể về ly thân. Đây là cách nói thông thường, được sử dụng trong đời sống. Vậy về vấn đề pháp lý, trong giai đoạn ly thân có làm chấm dứt hôn nhân hay không?
Tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định như trên, chỉ khi có quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực nên chỉ ly thân thì chưa được xem là chấm dứt hôn nhân.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 14 Điều 3, Khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ:
– Ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thời điểm vợ hoặc chồng chết.
– Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Theo đó, chỉ mới nộp đơn ly hôn thì cũng chưa làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, mà chỉ khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào chúng tôi cung cấp dịch vụ thủ tục ly hôn Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hôn nhân không chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tư vấn thủ tục ly hôn,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
- Mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?
- Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để mua bán đất 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý.
+ Sự biến pháp lý là những sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân…
+ Hành vi pháp lý là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người (chủ thể của quan hệ pháp luật). Hành vi pháp lý là hình thức biểu hiện ý chí của các chủ thể nhằm tác động tới quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của các chủ thể. Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động.
Thông thường, để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có sự xuất hiện từ hai sự kiện pháp lý trở lên, để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
+ Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
+ Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Trong mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng có những nguyên tắc cơ bản sau:
– Hôn nhân là sự kết hợp trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và phải thật sự bình đẳng nhau.
– Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
– Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
– Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.