Thưa luật sư trước đây tôi có đi làm cho công ty, khi mang thai bé đầu lòng thì tôi đã xin nghỉ, do tình trạng sức khỏe không được tốt tôi quyết định ở nhà. Hiện nay thì chồng tôi vẫn đang đi làm bình thường. Tôi muốn hỏi luật sư là tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Nếu muốn được hưởng thì cần làm giấy tờ gì không? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội đó là bắt buộc và tự nguyện. Nhưng để mẹ bầu hưởng quyền lợi thai sản khi sinh con thì chỉ có ở hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Tức là bạn đi làm tại các doanh nghiệp đều được đóng bảo hiểm xã hội một phần và doanh nghiệp hỗ trợ một phần, bạn sẽ là người hưởng đầy đủ các chế độ của bảo hiểm xã hội do Nhà Nước quy định. Và quyền lợi thai sản khi sinh con là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội mà người lao động nữ được hưởng khi đóng đúng và đầy đủ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm dành cho những người phụ nữ có ý định sinh con và những người chồng có tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Tham gia bảo hiểm thai sản là quyết định đúng đắn, bảo hiểm sẽ đảm bảo cho người lao động những quyền lợi và hỗ trợ phần chi phí trong quá trình mang thai và sinh con.
Khi người lao động nữ không đi làm nhưng có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định từ bảo hiểm thai sản của chồng.
Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm có được hưởng không?
Hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội nếu chồng tham gia
Cụ thể, theo khoản 2, điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2016. Ngay cả khi người vợ không tham gia, lao động nam đã đóng BHXH sẽ được hưởng những chế độ sau khi vợ sinh con:
Nghỉ phép 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường, 7 ngày nếu vợ phải sinh mổ hoặc sinh non dưới 32 tuần tuổi. Đối với trường hợp sinh đôi, số ngày nghỉ phép của chồng sẽ là 10 ngày, sinh ba, sinh tư sẽ tăng tương ứng 3 ngày/bé. Nếu người mẹ sinh đôi nhưng phải phẫu thuật, số ngày nghỉ của chồng sẽ tăng lên 14 ngày. Thời gian áp dụng chế độ nghỉ phép sẽ được tính trong khoảng 30 ngày kể từ khi sinh con.
Việc xét trợ cấp tiền thai sản sẽ được áp dụng khi người chồng có thời gian đóng BHXH liên tục trên 6 tháng và 12 tháng trước thời điểm sinh con. Trợ cấp một lần sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở. Tiền chế độ sẽ được tính bằng lương bình quân của 6 tháng trước khi nghỉ chia cho 24 ngày công rồi nhân với số lượng ngày nghỉ tương ứng. Tiền lương ở đây là mức lương khi tính BHXH.
Ví dụ, mức lương trung bình đóng BHXH của người chồng là 8 triệu đồng/tháng, người vợ sinh mổ nên cần nghỉ số ngày là 7 ngày. Vậy mức trợ cấp sẽ là (8.000.000/24)x 7 bằng 2,3 triệu đồng. Vậy là gia đình bạn vẫn được nhận trợ cấp bảo hiểm thai sản cho người không đi làm là vợ bạn, nếu chồng có tham gia BHXH theo quy định.
Mua gói bảo hiểm thai sản tại các công ty bảo hiểm uy tín
Trong trường hợp không đi làm và không tham gia đóng BHXH, các bạn vẫn có thể lựa chọn đăng ký các gói bảo hiểm thai sản tại những công ty bảo hiểm uy tín với chi phí dao động trong khoảng 2-10 triệu đồng. Theo đó, người mẹ sẽ được các đơn vị chủ quản chi trả chi phí khám thai định kỳ, chi phí sinh nở hay các loại chi phí y tế phát sinh khác trong quá trình mang thai. Việc tham gia bảo hiểm thai sản sẽ phải được thực hiện trước thai kỳ và mức độ chi trả sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà người mẹ tham gia. Đa phần mức chi trả tại các bệnh viện công sẽ là 100%, đối với các bệnh viện tư nhân từ 50-70% hoặc bảo lãnh viện phí trong trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ có liên kết với các bệnh viện đó.
Mua thai sản trọn gói tại các bệnh viện uy tín
Để đem đến những điều kiện chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ cũng như thời điểm sinh nở. Các gia đình còn có thể chọn lựa đăng ký dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại các bệnh viện hàng đầu như Vinmec, bệnh đa khoa Thu Cúc, đa khoa Hồng Ngọc… Tùy vào gói dịch vụ mà bạn chọn lựa, thời gian theo dõi, khám và chăm sóc sức khỏe cho người mẹ sẽ khác nhau. Hầu hết sẽ bao gồm việc khám thai định kỳ, khám lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm thai nhi 2D/3D/4D, siêu âm tầm soát dị tật, xét nghiệm máu… Mặt khác, lưu ý 20 điều mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai để có sự chuẩn bị vẹn trọn nhất.
Có thể được bảo hiểm thai sản sau khi nghỉ việc không
Quy định nhận bảo hiểm thai sản khi đã nghỉ việc
Theo quy định tại điều 34 của Luật BHXH năm 2014, đối với người được hưởng bảo hiểm thai sản thì thời gian tham gia phải từ 6 tháng trở lên và đủ 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi. Như vậy, chỉ cần đạt được điều kiện này, bạn đã có thể nhận bảo hiểm thai sản ngay cả khi đã nghỉ việc. Trong trường hợp người lao động còn làm việc tại tổ chức chi trả thu nhập, trợ cấp bảo hiểm thai sản sẽ được thanh toán qua cơ quan đó, nếu người lao động đã nghỉ việc thì sẽ thanh toán trực tiếp với BHXH tại địa phương.
Có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp và thai sản cùng một lúc
Nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm thai sản? Theo Luật BHXH, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp đã tham gia đủ 12 tháng trước khi nghỉ việc là 2 năm, đồng thời nghỉ việc phải theo đúng quy định như thông báo trước cho doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày hoặc 40 ngày (tùy theo loại hợp đồng lao động). Như vậy, nếu hoàn thiện đủ các điều kiện như trên thì bạn hoàn toàn có thể vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản cũng một lúc.
Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Giấy khai sinh và giấy chứng sinh của người con đã được sao y bản chính
- Bản photo giấy chứng tử của người con trong trường hợp bị chết, giấy chứng từ của người mẹ
- Giấy xác minh của nơi khám bệnh có thẩm quyền về tình trạng sức khỏe của người mẹ sau khi sinh con
- Trích sao hồ sơ tình trạng sức khỏe, bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con bị chết sau khi sinh
- Giấy xác minh của đơn vị khám chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng sức, dưỡng thai.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội nếu trường hợp điều trị ngoại trú. Trường hợp điều trị nội trú thì phải có bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp lao động nhân con nuôi dưới 6 tháng tuổi
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của người con và giấy các nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp lao động nam nghỉ việc và có vợ sinh con phải phẫu thuật, con dưới 32 tuần tuổi
- Bản kê khai danh sách những lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Nghỉ để đi khám thai 5 lần trong thời gian mang thai, mỗi lần 1 ngày
Lao động nữ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai nếu thai không bình thường, người mang thai có bệnh lý và ở xa cơ sở khám, chữa bệnh
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Lao động nữ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo chỉ định của đơn vị khám, chữa bệnh có thẩm quyền
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
Nghỉ việc 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi
Nghỉ việc 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần tuổi
Nghỉ việc 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi
Nghỉ việc 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
Thời gian hưởng chế độ sinh con
Người lao động nữ sẽ được nghỉ việc 6 tháng trước và sau khi sinh con để hưởng chế độ thai sản. Trường hợp sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng
Trước khi sinh, thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản không quá 2 tháng
Mức chi trả cho bảo hiểm thai sản tính như thế nào? Mức hưởng gồm:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi xin nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng theo quy định là mức bình quân của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày
Mức hưởng chế độ khi sinh hoặc nhận con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng. Trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng trợ cấp 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày
Để nhận được bảo hiểm thai sản cho người không đi làm mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức cho việc hoàn thành các hồ sơ thủ tục. Chúng tôi cung cấp đến bạn dịch vụ bảo hiểm thai sản, thay mặt bạn giải quyết những khó khăn trong các bước hoàn thành hồ sơ chứng từ, đảm bảo cho việc mang thai và sinh con của người phụ nữ trở nên nhẹ nhàng hơn khi nhận được những khoản chi phí hỗ trợ từ bảo hiểm thai sản, cảm nhận trọn vẹn việc làm cha làm mẹ.
Người lao động nữ ở nhà vẫn sẽ nhận được bảo hiểm thai sản cho người không đi làm khi người chồng tham gia bảo hiểm xã hội. Cần nắm rõ các quy trình và hồ sơ để tránh xảy ra các sai xót đáng tiếc.