Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và thể hiện thế mạnh của nó phù hợp với các quy luật kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người vẫn chưa nắm và hiểu rõ về các quy định của pháp luật về thương nhân cũng như các loại hình phát triển doanh nghiệp. Trong đó, khái niệm về hồ sơ thương nhân vẫn đang được quan tâm và nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định này. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Hồ sơ thương nhân là gì?” thông qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Thương nhân là gì?
Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
– Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
– Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Hồ sơ thương nhân là gì?
Hồ sơ thương nhân là tập hợp toàn bộ các giấy tờ các giấy tờ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Theo quy định tại Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa: Công ty, doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O và chỉ được xem xét cấp giấy chứng nhận C/O khi đã hoàn tất đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ.
Ngoài ra, việc đăng ký hồ sơ thương nhân còn giúp các công ty, doanh nghiệp được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật.
Hồ sơ đăng ký thương nhân là gì?
Hồ sơ thương nhân bao gồm các giấy tờ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP:
– Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trình tự thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân
Việc đăng ký hồ sơ thương nhân được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Trình tự các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Chính vì vậy, thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong thành phần hồ sơ nêu trên và tiến hành đăng ký hồ sơ thương nhân.
Bước 2: Tiến hành đăng ký
Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử.
Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Lưu ý: Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ thương nhân là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về công văn xác minh đăng ký lại khai sinh Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm:
- Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài như thế nào?
- Quy định mới nhất về cấp phép kinh doanh karaoke năm 2022
- Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu?
Câu hỏi thường gặp
Một thương nhân nước ngoài có thể mở nhiều hơn một VPĐD tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ được mở một văn phòng đại diện của thương nhân đó trên phạm vi lãnh thổ của một tỉnh của Việt Nam.
– Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
– Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP