Hiện nay, do ảnh hưởng tình hình dich bênh, việc làm ăn của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh ngày càng nhiều. Vậy khi muốn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh ở đâu? Tất cả sẽ được Luật sư X cung cấp trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Việc này được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc. Khi đáp ứng đủ các điều kiện tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc này.
Điều kiện để chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Khi tạm ngừng kinh doanh bạn cần chú ý những điều kiện sau:
Thứ nhất
Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký; hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ.
Khi có những vi phạm như trên Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp; trước tiên doanh nghiệp của bạn sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
Thứ hai
Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
Chẳng hạn: ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Để tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:
Thứ nhất
Cần có thông báo về tạm ngừng kinh doanh. Thông báo phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp.
Thông báo phải có đầy đủ các nội dung như:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp.
- Mã số thuế
- Ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Thời hạn tạm ngừng, lý do tạm ngừng.
Thứ hai
Có giấy ủy quyền cho người thay mặt đi nộp thông báo trong trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đi nộp.
Thứ ba
Quyết định tạm ngừng kinh doanh
- Nếu là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên thì sẽ do chính chủ sở hữu ra quyết định.
- Nếu là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì sẽ do Hội đồng thành viên ra quyết định. Khi đó quyết định phải kèm theo bản sao biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên được pháp luật công nhận.
- Nếu là Công ty Cổ phần thì việc ra quyết định sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị.
- Nếu là Công ty Hợp danh thì sẽ do chính các thành viên hợp danh trong công ty quyết định. Nên ngoài quyết định thì công ty nộp kèm theo bản sao biên bản cuộc họp.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?
Nơi nhận và xử lý hồ sơ tạm ngừng kinh doanh sẽ do phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi công ty đó có trụ sở chính.
Thời hạn nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh phải trong vòng 15 ngày; trước khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh được ghi trong thông báo là không quá 1 năm. Nhưng hết thời hạn thì có thể gia hạn thêm. Tuy nhiên, phải thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty có trụ sở
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì bạn không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp bạn tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Thông báo phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp. Thông báo phải có đầy đủ các nội dung như: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, thời hạn tạm ngừng, lý do tạm ngừng
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về điều kiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102