Chào Luật sư. Hiện tại tôi có mở cửa hàng. Được biết, tôi thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Hiện tại tôi muốn hoàn tất thủ tục này để vừa đảm bảo an toàn, vừa hoàn thiện các thủ tục cần thiết để cửa hàng đi vào hoạt động. Do đó, tôi muốn tham khảo ý kiến Luật sư để biết hồ sơ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm những gì. Rất mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật s. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm cháy nổ là gì?
Bảo hiểm cháy nổ là loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với căn hộ chung cư được quy định cụ thể tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP.
Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ được quy định có sự khác nhau giữa 2 loại chung cư:
- Đối với chung cư có hệ thống chữa cháy tự động là 0,05%/năm
- Đối với chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động là 0,1%/năm
Mức phí bảo hiểm cháy nổ thực tế được tính dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với giá trị tài sản (giá trị căn hộ).
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Được quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.
- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.
- Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.
Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
- Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
- Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được cấp Giấy chứng nhận
Căn cứ tại Nghị định 97/2021 bổ sung quy định về Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ cho người mua bảo hiểm. Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm, Giấy chứng nhận này sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế.
Các thông tin cần phải có trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ gồm:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
- Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
- Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
- Tài sản được bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm;
- Mức khấu trừ bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
- Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung nêu trên.
Hồ sơ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 2. Kiểm tra điều kiện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (Mẫu số PC05 Thông tư 66/2014/TT-BCA).
Trường hợp cơ sở đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (Mẫu số PC22 Thông tu 66/2014/TT-BCA).
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do hoặc trả lời bằng văn bản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Trình tự, thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin hợp pháp hóa lãnh sự, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thời hạn dưới 1 năm
Tỷ lệ phí bảo hiểm của rạp chiếu phim là: 0,1%. Quy định hiện hành là 0,15%.
– Tỷ lệ phí bảo hiểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: 0,5%. Quy định hiện hành là 0,35%.
– Tỷ lệ phí bảo hiểm của nhà máy nhiệt điện: 0,15%. Quy định hiện hành là 0,1%.
– Tỷ lệ phí bảo hiểm của nhà máy thủy điện và một số nhà máy điện khác: 0,12%. Quy định hiện hành là 0,07%. Ngoài ra, Nghị định mới bổ sung một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ với tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau: Công trình tàu điện ngầm: 0,1% hoặc 0,12%; Đài kiểm soát không lưu: 0,08%…
Riêng mức đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) là 0.05%; nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) là 0.1%.