Thỏa ước lao động tập thể là kết quả của quá trình thương lượng tập thể giữa người lao động và công ty. Do vậy, thỏa ước có vai trò là cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động là căn cứ để các bên tuân thủ, thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Thỏa ước lao động tập thể góp phần cân bằng lợi ích và hạn chế xung đột trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Vậy để xác lập thỏa ước lao động tập thể cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ đăng ký như thế nào? Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể ra sao? Mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể” dưới đây để để trang bị thêm kiến thức phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản ghi nhận sự thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
– Có 3 loại thỏa ước lao động tập thể:
- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
- Thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được ký kết thỏa ước lao động tập thể?
Từ khái niệm của thỏa ước lao động tập thể nêu trên, ta có thể rút ra điều kiện để các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể đó là:
– Phải được ký kết dựa trên tinh thần tự nguyện và sự thỏa thuận giữa giữa người lao động và người sử dụng lao động;
– Nội dung của thỏa thuận là kết quả đạt được của quá trình thương lượng tập thể;
– Hình thức của thỏa ước là bằng văn bản.
– Nội dung thỏa ước lao động tập thể sẽ không được trái với các quy định của pháp luật và khuyến khích các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể bao gồm những gì?
Theo Quyết định số 1858/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 21/12/2015 (Mục 8, Phần II), hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể được quy định như sau:
Đăng ký thỏa ước với cơ quan quản lý Nhà nước là việc làm bắt buộc để bản thỏa ước có giá trị pháp lý và doanh nghiệp có thể áp dụng trên thực tế.
– Văn bản đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp
– Biên bản lấy ý kiến của tập thể lao động (Ghi rõ số người được lấy ý kiến, số người tán thành/không tán thành, tỷ lệ và những nội dung, điều khoản không tán thành)
– Bản thoả ước lao động tập thể
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao)
– Giấy ủy quyền (Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp ký kết thỏa ước).
Thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể ra sao?
– Lập dự thảo thỏa ước lao động tập thể:
Người sử dụng lao động soạn thảo, chuẩn bị bản dự thảo thỏa ước lao động tập thể để lấy ý kiến của người lao động.
– Tổ chức lấy ý kiến của người lao động:
Việc đầu tiên người sử dụng lao động phải làm đó là lấy ý kiến, đàm phán với toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp của mình; về các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành việc lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo của thỏa ước lao động tập thể; sẽ do tổ chức đại diện người lao động quyết định. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo của thỏa ước lao động tập thể; phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Luật quy định người sử dụng lao động không được có các hành vi gây cản trở khó khăn hoặc can thiệp vào quá trình mà tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
– Ký kết thỏa ước lao động tập thể:
Đại diện hợp pháp của các bên thương lượng sẽ đứng ra ký kết thỏa ước lao động tập thể. Riêng đối với thỏa ước lao động tập thể mà có nhiều doanh nghiệp và được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể; thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng sẽ đứng ra ký kết.
Quy định về xử phạt vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp (người sử dụng lao động) có một trong các hành vi sau thì tùy từng mức độ nghiêm trọng, công ty sẽ bị áp dụng các mức phạt khác nhau, cụ thể:
Phạt tiền từ 01 – 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan có thẩm quyền về lao động;
– Cung cấp thông tin không đúng thời hạn hoặc sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung liên quan trực tiếp đến việc thương lượng khi tập thể người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng;
– Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung liên quan trực tiếp đến việc thương lượng khi tập thể người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng;
– Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết khác để tổ chức buổi thương lượng tập thể.
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng khi doanh nghiệp vi phạm một trong các hành vi sau:
– Từ chối thương lượng tập thể;
– Sử dụng nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu để tiến hành;
– Gây khó khăn, cản trở trong quá trình công đoàn cơ sở/tổ chức người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Mời bạn xem thêm
- Người lao động nghỉ ốm có giấy bệnh viện hưởng chế độ như thế nào?
- Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng
- Quy định về dán nhãn hàng hóa
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu độc quyền dễ dàng, nhanh chóng
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ xác minh tình trạng hôn nhân thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline dưới đây để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 78 Bộ luật lao động 2019, hiệu lực của thỏa ước lao động sẽ tính theo ngày được ghi trong thỏa ước. Nếu trong nội dung thỏa ước không quy định cụ thể về ngày có hiệu lực thì hiệu lực sẽ được tính từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sẽ được nộp tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động Thương binh và xã hội.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Ban quản lý các khu công nghiệp.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Ban quản lý các khu công nghiệp.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động Thương binh và xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019, thỏa ước lao động tập thể có thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.
– Nếu một hoặc một số phần trong nội dung thỏa ước trái với quy định pháp luật về lao động thì phần đó sẽ bị vô hiệu; những nội dung khác vẫn còn hiệu lực áp dụng.
Ví dụ: Công ty cổ phần A xây dựng thỏa ước lao động tập thể, ghi rõ: Một tuần nhân viên làm 6 ngày, mỗi ngày 9 tiếng; mỗi tuần nhân viên công ty A sẽ làm việc 54 tiếng.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật lao động năm 2019, số giờ làm việc trên tuần trong mỗi doanh nghiệp không được qua 48 tiếng, trừ các trường hợp khác (tăng ca sản xuất, có trả lương làm thêm giờ cho người lao động), nên từ đây suy ra phần nội dung thỏa ước lao động trong công ty A về thời giờ làm việc trái với quy định của pháp luật. Nên thỏa ước này bị vô hiệu một phần do có nội dung trái với quy định của pháp luật.
– Đồng thời, thỏa ước lao động tập thể sẽ vô hiệu toàn phần khi:
+ Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật
+ Người ký kết không đúng thẩm quyền (Thỏa ước do người đại diện tập thể hợp pháp và người sử dụng lao động ký);
+ Việc ký kết không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.