Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Hết thời hiệu khiếu nại có được nộp đơn khiếu nại không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nếu bạn gặp một số vấn đề và không gửi đơn khiếu nại đúng thời gian quy định thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây. Hết thời hiệu khiếu nại có được nộp đơn khiếu nại không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay cần được giải đáp chính xác. Để trả lời những câu hỏi này Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Quy định về thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật khiếu nại tố cáo năm 2011 là 90 ngày đối với khiếu nại lần đầu. Lần tiếp theo kể từ ngày nhận được giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày, riêng ở địa bàn Vùng sâu, xa đi lại khó khăn thì thời hạn trên là 45 ngày. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp ở miền núi vùng sâu, vùng xa thì thời hạn là 60 ngày.
Mỗi một văn bản pháp luật có những quy định riêng biệt về thời hiệu nên cần tìm hiểu và phân tích kỹ các quy định về thời hiệu trước khi tiến hành giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó ?
Cách tính thời hiệu như thế nào theo quy định pháp luật?
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (Điều 151 BLDS năm 2015). Như vậy, thời hiệu được xác định là “ngày”.
Về nguyên tắc, thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt (Điều 153 BLDS năm 2015). Căn cứ vào đặc điểm của pháp luật về thời hiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ mới có hiệu lực (Điều 152 BLDS năm 2015).
– Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015). Thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện.
Trường hợp các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì tuỳ theo tính chất của từng quan hệ mà pháp luật có những quy định riêng như “bất cứ lúc nào”, “ngay lập tức”, “khoảng thời gian hợp lí” hoặc “khi có yêu cầu”… Chỉ sau khi kết thúc thời hạn đó mới coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính thời hiệu. Trong một số trường hợp, thời điểm vi phạm là thời điểm xác lập quan hệ (tuyên bổ giao dịch dân sự vô hiệu) hoặc là thời điểm xảy ra sự kiện nào đó (thời điểm mở thừa kế)…
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường họp pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 154 BLDS năm 2015).
Thời hiệu khởi kiện có thể bị gián đoạn khi xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dự liệu. Trong trường họp này thời hiệu tạm dừng, khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Điều 156 BLDS năm 2015 đã quy định thời gian có những sự kiện xảy ra không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
+ Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép. Ví dụ: bị tai nạn, thiên tai…
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình. Ví dụ: đi công tác đột xuất, thư tín bị thất lạc…
+ Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất năng lực hành vi dân sự, đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa có người đại diện. Những người này không thể tự mình yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của họ nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện.
Khác với việc tạm ngừng thời hiệu khởi kiện, ttong đó khoảng thời gian xảy ra trước khi có sự kiện tạm ngừng vẫn được tính vào thời hiệu chung thì bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là việc pháp luật dự liệu những sự kiện, nếu chúng xảy ra thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu, thời gian trước khi xảy ra sự kiện không tính vào thời hiệu chung. Theo Điều 157 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại trong các trường hợp sau:
+ Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
+ Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
+ Các bên đã tự hoà giải với nhau.
Trong các trường hợp nêu trên, thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện.
Quy định về tạm ngừng thời hiệu khởi kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của người có quyền vì những lí do khách quan không thể thực hiện được quyền khởi kiện của họ trong thời gian xảy ra sự kiện khách quan.
Hết thời hiệu khiếu nại có được nộp đơn khiếu nại không?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 có quy định cụ thể như sau:
“Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
[…]6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.”
Bên cạnh đó, thời hiệu khiếu nại cũng được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
“Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, có nghĩa là, do đã hết thời hiệu khiếu nại, nên bạn không thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên về quyết định hành chính của chủ tịch UBND tỉnh về mức hỗ trợ thu hồi đất nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, nếu ông A đưa ra được lý do chính đáng khiến bạn không thực hiện được quyền khiếu nại của mình theo đúng thời hiệu thì ông vẫn có thể khiếu nại lên cơ quan cơ quan Chủ tịch UBND tỉnh) để yêu cầu giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hết thời hiệu khiếu nại có được nộp đơn khiếu nại không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Căn cước công dân do ai cấp theo quy định hiện nay
- Quy định chụp ảnh căn cước công dân mới nhất hiện nay
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
Câu hỏi thường gặp
Điều 14 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (22/9/2006) của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp qui định:
Quyền khiếu nại chỉ được thực hiện trong thời hiệu sau đây, không kể thời gian có trở ngại khách quan khiến người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại Khoản 5 Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Căn cứ vào Luật đất đai năm 2013 và Luật khiếu nại năm 2011 quy định về khiếu nại đất đai gồm các nội dung sau:
Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định .
Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại