Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp (khoản 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP). Vậy hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn độc giả quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung kiến thức nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn
Căn cứ pháp lý
Nghị định 115/2020/NĐ-CP
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?
Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp (khoản 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).
Chức danh nghề nghiệp của viên chức
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành có định nghĩa về viên chức một cách đơn giản là những người có hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, thường thấy là các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu… thuộc sự quản lý của nhà nước. Do đó, đối với chế độ lương của viên chức là chế độ tiền lương do nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc.
Hàng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV.
Quy định về hàng chức danh nghề nghiệp viên chức cũng vẫn được quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã bổ sung thêm một chức danh nghề nghiệp. Cụ thể, hiện nay, căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
– Chức danh nghề nghiệp hạng V .
Theo như quy định của pháp luật hiện hàn thì hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, chức danh nghề nghiệp viên chức xếp theo năm hạng như đã được nêu ra ở trên. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau: chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV, hạng V.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật hiện hành thì việc hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng. do đó, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo như quy định sẽ căn cứ dựa trên vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cũng dựa trên quy định của pháp luật này thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thông qua thi hoặc xét thăng hạng. Do đó, mà viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức
Theo nội dung Công văn số 802/NGCBQLGD-CSNGCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố lưu ý một số nội dung về bổ nhiệm và xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư số 01, 02, 03, 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Việc xếp lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02, 03/2021/TT-BGDĐT. Vì vậy, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào hạng II mới thì được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Người được bổ nhiệm CDNN nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của CDNN đó và người trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức sau khi hết thời gian tập sự theo quy định sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, xếp lương tương ứng với vị trí việc làm đã trúng tuyển. Không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương cao hơn vị trí việc làm đã trúng tuyển. Để được bổ nhiệm vào hạng cao hơn trong cùng ngành, lĩnh vực, ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo thì còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bồi dưỡng, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (thành tích, đóng góp đã đạt được và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề) và đặc biệt phải trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Do vậy, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố rà soát lại danh sách viên chức được tuyển dụng, tiếp nhậntừ 2015 đến nay, kiểm tra lại thời gian thực hiện chế độ tập sự, bổ nhiệm, xếp lương viên chức sau khi hết thời gian tập sự, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tại từng thời điểm.
Trường hợp bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp sau khi hết thời gian tập sự không đúng quy định, đề nghị các đơn vị lập danh sách riêng để thống nhất phương án giải quyết.
2.Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định. Do vậy, đối với những trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bố trí sử dụng không đúng vị trí việc làm hoặc không có trình độ đào tạo phù hợp vị trí việc làm đang đảm nhiệm, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố chủ động rà soát, có phương án xử lý, điều động viên chức về vị trí việc làm phù hợp, hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, đúng quy định. Trường hợp vướng mắc, đề nghị lập danh sách riêng để thống nhất phương án giải quyết.
3. Đối với các tiêu chuẩn quy định về thành tích của GVMN, GVTHPT được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01, 04/2021/TT-BGDĐT. Giáo viên mầm non hạng II chỉ lấy minh chứng là được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên. Giáo viên THPT hạng II chỉ lấy minh chứng là được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên.
4. Viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn thuộc chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn năm 2020, đã có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền nâng bậc lương trước thời hạn trong quý I năm 2021 theo đúng quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thì lấy hệ số lương mới đã được nâng bậc lương trước thời hạn để thực hiện chuyển xếp lương theo quy định tại Thông tư số 01,02,03,04.
5. Danh sách viên chức đủ điều kiện và không đủ điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo Thông tư số 01, 02, 03, 04, đề nghị các đơn vị niêm yết công khai tại các trường trong vòng 07 ngày trước khi hiệp y với Sở Nội vụ. Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ của viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
6. Đối với người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự: Trong thời gian tập sự, cơ quan, đơn vị phải cử viên chức tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Viên chức hết thời gian tập sự, được đánh giá đạt yêu cầu tập sự và hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp (có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng bổ nhiệm) thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công chức và viên chức khác nhau như thế nào? So sánh 2 bộ ngành này chi tiết
- Những điều công chức không được làm là gì?
- Công chức trả lại quà thế nào để không tham nhũng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, luật bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về chỉ tiêu thăng hạng và tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV.
– Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
– Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.