Hiện nay, thay vì dùng giấy khai sinh bản chính người ta sẽ dùng bản sao để dùng vì sợ giấy khai sinh bản chính sẽ mất. Giấy khai sinh là giấy tờ đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân và cũng là giấy tờ hộ tịch “gốc”. Hiệu được tầm quan trong của giấy khai sinh với mỗi người như thế nào nên người dân luôn phải có nhiều bản sao Giấy khai sinh để sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Mẫu giấy khai sinh bản sao được sao y nguyên từ bản chính và có dấu xác nhận từ địa phương nhằm đảm bảo tính xác thực của Giấy khai sinh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
- Luật Công chứng 2014
- Luật Hộ tịch 2014
- Thông tư số 250/2016/TT-BTC
Giá trị của bản sao Giấy khai sinh
Theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Công chứng bản sao giấy khai sinh
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Theo quy định này, công chứng được thực hiện với các loại hợp đồng, giao dịch dân sự khác mà không phải là bản sao giấy tờ.
Mặt khác, sẽ thực hiện chứng thực với bản sao giấy tờ, cụ thể là bản sao giấy khai sinh. Theo đó, Điều 77 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:
“Điều 77. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên
1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.”
Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản chính tại Văn phòng công chứng, Phòng công chứng theo nhu cầu.
Các loại bản sao Giấy khai sinh
Khi nhắc đến bản sao, mọi người thường mặc định là bản photo được công chứng, chứng thực từ bản chính. Song theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao có 2 loại, bản sao Giấy khai sinh cũng vậy, cụ thể:
– Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
– Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Luật Công chứng 2014 và các văn bản khác có liên quan không quy định về thời hạn của bản sao giấy khai sinh. Thế nhưng trên thực tế, nhiều nơi yêu cầu người dân xuất trình bản sao giấy khai sinh có chứng thực trong thời hạn 06 tháng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bản sao có giá trị thay thế cho bản chính trong các trường hợp pháp luật quy định nên hiệu lực bản sao phụ thuộc vào thời hạn bản chính.
Theo đó, bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như: Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh thư nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Thông thường, trong nhiều trường hợp khi đi làm thủ tục sẽ yêu cầu bản sao xuất trình là bản gần với thời điểm làm thủ tục để phản ánh tính chính xác so với bản chính.
Phí và lệ phí khi làm bản sao giấy khai sinh
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc xác định mức thu
Việc quyết định mức thu đối với từng khoản phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định theo khoản 1 Điều 22 Luật phí và lệ phí, cần dựa vào nguyên tắc và căn cứ sau:
2. Quy định mức thu đối với từng khoản phí, lệ phí phải đảm bảo:
c) Đối với các khoản phí, lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như: Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng; phí thư viện; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; phí đăng ký giao dịch bảo đảm; lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đi làm việc tại Việt Nam,… thì quy định mức thu phí, lệ phí cần đảm bảo tương quan với mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động do cơ quan Trung ương thực hiện.”
- Đối với việc đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã gồm đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân,…
- Đối với việc đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân,..
Phí đăng ký khai sinh tùy thuộc vào từng điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch 2014.
“Điều 11. Lệ phí hộ tịch
- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. - Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.”
Theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch 2014 thì miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
- Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật
- Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
- Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định trên hoặc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Như vậy, trong trường hợp cha mẹ khai sinh đúng hạn cho con trong vòng 60 gày kể từ khi sinh con sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch. Còn trong trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn sẽ phải nộp lệ phí, mức nộp tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương quy định.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Làm giấy khai sinh rồi có đổi tên được không năm 2022?
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đổi tên căn cước công dân, xác nhận tình trạng hôn nhân, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về vấn đề này, tại Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc cấp bản sao Giấy khai sinh về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:
“ Cá nhân không phân biệt nơi cư trú (thường trú, tạm trú) có quyền yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch đã đăng ký về sự kiện khai sinh của người đó.”
Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch;
– Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao;
– Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Hiện nay cơ quan đăng ký hộ tịch là UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan đại diện ngoại giao, (sau đây gọi là cơ quan đại diện).
Như vậy, để xin cấp bản sao giấy khai sinh, bạn có thể đến một trong các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên và mang theo các giấy tờ theo quy định để xin cấp trích lục giấy khai sinh.
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.