Tình trạng đánh người gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích; là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra mà không ít người; đã từng chứng kiến những sự việc xảy ra. Khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia; đồ uống có cồn hay thậm chí là những chất hướng thần như ma túy… khiến cho người sử dụng; không kiểm soát và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, mà đã có không ít những vụ việc đáng tiếc xảy ra do việc sử dụng; chất kích thích. Vậy, pháp luật xử lý thế nào với những hành vi này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Phạm tội do sử dụng chất kích thích có phải là căn cứ giảm nhẹ TNHS
Rất nhiều các trường hợp trên thực tế sau khi sử dụng rượu; bia hoặc chất kích thích mạnh khác đã có những hành vi xâm phạm đến những quan hệ xã hội; mà pháp luật bảo vệ trong đó; không ít trường hợp Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích . Vậy câu hỏi đặt ra là các chủ thể sau khi sử dụng rượu; bia hoặc chất kích khác thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo đó, tại điều 13 Bộ luật hình sự 2015; quy định về hành vi sử dụng rượu bia chất kích thích như sau;
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển; hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, hành vi này còn được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm. Bởi trong trường hợp sử dụng chất kích thích, thì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “say” nên họ có lỗi. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích bị xử lý ra sao
Việc gây thương tích cho người khác trong trường hợp sử dụng chất kích thích tùy theo mức độ và hậu quả của hành vi mà sẽ có những hình thức xử lý khác nhau bao gồm:
Xử lý vi phạm hành chính
Tại khoản 2 điều 5 Nghị định 167/NĐ-CP quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng…
Như vậy, nếu có hành vi say rượu, bia gây rối trật tự công cộng, người thực hiện có thể bị phạt hành chính đến 01 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp say rượu cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) thì người thực hiện sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng.
Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp sử dụng chất kích thích và gây thương tích cho người khác; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; hành vi đánh người khi say gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Tùy theo mức độ thương tích mà trách nhiệm hình sự cũng khác nhau.
Theo đó đối với trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác do sử dụng chất kích thích có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng- 3 năm đối với mức thương tật tư 11- dưới 30 %. Trường hợp nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 12- 20 năm hoặc chung thân nếu gây tổn hại cho 2 người trở lên với mức tổn hại là từ 61 % trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Quy định về bồi thường thiệt hại khi Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích
Tại điều 596 Bộ luật dân sự 2015; quy định về việc bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích như sau:
Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng; mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Theo đó, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này; còn tùy theo mức thiệt hại do hành vi gây ra. Tuy nhiên, thì người bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại do hành vi này gây ra.
Đối với thiệt hại về sức khỏe thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, hồi phục sức khỏe
- Thu nhập thực tế bị mất, giảm sút do hành vi gây ra
- Chi phí do thu nhập bị mất của người chăm sóc, các chi phí khác nếu có.
Chi phí đối với tài sản bị thiệt hại được xác định như sau:
- Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng
- Lợi ích bị mất do việc khai thác tài sản
- Chi phí ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, các chi phí khác nếu có
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Gây thương tích cho người khác khi sử dụng chất kích thích bị xử lý ra sao?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.
Người nước ngoài có hành đánh người gây rối trật tự công cộng hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị xử lý theo những quy định về việc gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, người 14 tuổi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích không phải chịu trách nhiệm hình sự.