Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường thế nào ? Đây không chỉ là câu hỏi rất được những người sử dụng lao động; thậm chí người lao động quan tâm. Bởi, khi xảy ra bất cứ một thiệt hại nào đó thì doanh nghiệp chính là người phải ghánh chịu hậu quả đầu tiên; đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động gây ra thiệt hại; khi này giữa các bên sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy, trách nhiệm bồi thường của người lao động được đặt ra như thế nào ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế; được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra; bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn; hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại; do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại; có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra; người gây ra thiệt hại có lỗi.
Trên thực tế, trong quan hệ lao động cũng vậy; khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì người lao động phải có nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải bồi thường cho doanh nghiệp; trong một số trường hợp nhất định cũng như một mức nhất định; đó là những quy định được đưa ra để bảo vệ tối đa các quyền lợi cho người lao động.
Những trường hợp Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường
Khác với trách nhiệm bồi thường trong pháp luật dân sự; khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác; thì phải có trách nhiệm bồi thường trong mọi trường hợp khi xác định được các yếu tố như đã đề cập; thì theo quy định của Bộ Luật Lao động thì người lao động chi phải bồi thường thiệt hại; cho doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể các trường hợp này được ghi nhận tại điều 129 Bộ Luật lao động 2019; quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ; thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động
- Người lao động làm mất dụng cụ; thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép
Ngoài các trường hợp như đã đề cập ở trên thì người lao động không có trách nhiệm bồi thường; trong các trường hợp khác khi được người sử dụng lao động yêu cầu. Để xác định trách nhiệm bồi thường vật chất của người lao động thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ chứng minh hành vi, vi phạm, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả của hành vi vi phạm đối với thiệt hại; cũng như lỗi của người lao động khi làm xảy ra thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm
Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường bao nhiêu ?
Khác với trong quan hệ dân sự gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu; thì người lao động là đối tượng được pháp luật lao động ưu tiên bảo vệ. Chính vì vậy khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì người lao động cũng chỉ phải bồi thường ở một mức nhất định.
Mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động được quy định cụ thể; tại điều 129 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
Thứ nhất: Bồi thường tối đa 03 tháng lương
- Khi gây thiệt hại không nghiêm trọng , do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng.
- Việc bồi thường được thực hiện bằng hình khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng sau khi trích nộp các khoản bắt buộc.
Thứ hai: Bồi thường thiệt hại toàn bộ hoặc theo nội quy lao động
- Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây hậu quả nghiêm trọng hoặc với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên;
- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động;
- Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.
Thứ ba: Bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng
Khi giữa người sử dụng lao động và người lao động có hợp đồng trách nhiệm (thường người sử dụng lao động giao cho người lao động tài sản có giá trị tương đối lớn).
Thứ tư: Không phải bồi thường
Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường thế nào ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
Đối với trường hợp người lao động gây thiệt hại là phụ nữ đang trong thời gian mang thai thì doanh nghiệp không được yêu cầu xử lý bồi thường thiệt hại cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 72 Nghị định 145/2020.
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.