Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Giao Thông

Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng?

Ngọc Gấm by Ngọc Gấm
Tháng 7 29, 2022
in Luật Giao Thông
0

Có thể bạn quan tâm

Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu?

Lỗi hết hạn bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Biển báo dành cho xe thô sơ có hình dạng gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt Nam
  3. Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng?
  4. Không chấp hành vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt như thế nào?
  5. Thông tin liên hệ Luật sư X
  6. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi ta di chuyển bằng phương tiện giao thông; ta rất dễ dàng bắt gặp những đường vạch màu vàng trên đường lộ. Vậy khi gặp đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng? để không bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi khi tham gia giao thông. Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay; cần được giải đáp hợp lý nhất.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Thông tư 54/2019/TT-BGTVT

Hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

– Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

Đường có dải phân cách "mềm" là vạch vàng đi sao cho đúng?
Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng?

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng?

Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng? Căn cứ Phụ lục G của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, quy định về đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng như sau:

Đối với vạch kẻ đường màu vàng: Vạch kẻ đường màu vàng có vai trò ngăn cách, phân biệt giữa 2 làn đường ngược chiều nhau. Có 5 dạng vạch kẻ đường màu vàng gồm:

  • Vạch màu vàng nét đứt: Vạch màu vàng nét đứt (còn được gọi là vạch 1.1) là dạng vạch đơn, nét đứt đoạn. Vạch dùng để phân chia các chiều đường ngược nhau không có dải phân cách ở giữa. Khi thấy vạch 1.1, phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. 
  • Vạch màu vàng nét liền: Vạch kẻ vàng nét liền (vạch 1.2) có ý nghĩa tương tự như với vạch vàng nét đứt, tuy nhiên với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
  • Hai vạch màu vàng song song, nét liền: Dạng vạch màu vàng nét liền đôi này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Các phương tiện di chuyển không được lấn làn, không đè lên vạch này khi tham gia giao thông.  Đối với trường hợp đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách ở giữa sẽ sử dụng vạch này tại các vị trí cần thiết để cảnh báo và nhấn mạnh mức độ nguy hiểm. Do đó khi gặp loại vạch này bạn không được đi qua để quay đầu xe hoặc lấn sang khi muốn vượt vì sẽ mắc lỗi đè vạch.
  • Vạch màu vàng một đứt, một liền song song: Đây là dạng vạch đôi song song gồm một vạch nét liền và một vạch đứt nét phân chia 2 chiều xe chạy ngược nhau. Vạch này được biết đến là vạch 1.4, sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Lái xe lưu ý, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc cắt qua vạch.
  • Vạch màu vàng nét đứt song song: Vạch vàng nét đứt song song (vạch 1.5) không quá phổ biến, có nhiệm vụ xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, biển báo, tín hiệu đèn hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Không chấp hành vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp mắc lỗi đè vạch kẻ đường màu vàng, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo lỗi “không chấp hành vạch kẻ đường” theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được quy định như sau:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: Không chấp hành vạch kẻ đường. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành vạch kẻ đường. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành vạch kẻ đường. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ:

Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành vạch kẻ đường.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “ Đường có dải phân cách “mềm” là vạch vàng đi sao cho đúng?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội;  Thủ tục tặng cho nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các di chuyển khi thấy vạch trắng nét đứt?

Các di chuyển khi thấy vạch trắng nét đứt? Vạch trắng nét đứt (vạch 2.1) là vạch đơn, nét đứt đoạn được sử dụng để  phân chia làn xe cùng chiều. Khi thấy vạch này, xe được phép chuyển làn đường qua vạch. Khoảng cách giữa các nét đứt của vạch càng dài thì tốc độ được phép lưu thông càng cao.

Các di chuyển khi thấy vạch trắng nét đứt liền?

Các di chuyển khi thấy vạch trắng nét đứt liền? Căn cứ Phụ lục G của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT; Vạch đơn trắng nét liền (vạch 2.2) đảm nhận phân chia các làn xe cùng chiều, xe lúc này không được chuyển làn hoặc lấn sang làn khác. 

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường hay chính là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Việc chấp hành vạch kẻ đường này là quy định bắt buộc đối với mọi người tham gia giao thông.
Một vài trường hợp người lái xe cần phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông nếu ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông. Việc không chấp hành đúng quy định của vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Đường có dải phân cách "mềm" là vạch vàng đi sao cho đúng?Hệ thống báo hiệu đường bộ tại Việt NamKhông chấp hành vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mới nhất

Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu?

by Hương Giang
Tháng 8 20, 2024
0

Kích thước chở hàng của xe máy đề cập đến các thông số liên quan đến không gian và khả...

Lỗi hết hạn bảo hiểm xe máy

Lỗi hết hạn bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

by Hương Giang
Tháng 8 9, 2024
0

Bảo hiểm xe máy là một loại hình bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ chủ sở hữu xe...

Biển báo dành cho xe thô sơ

Biển báo dành cho xe thô sơ có hình dạng gì?

by Hương Giang
Tháng 8 9, 2024
0

Xe thô sơ là các loại phương tiện giao thông đơn giản, thường được chế tạo từ các vật liệu...

Thủ tục đăng ký xe máy tại xã

Thủ tục đăng ký xe máy tại xã như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 8 9, 2024
0

Đăng ký xe máy là quá trình mà bạn thực hiện để chính thức xác nhận quyền sở hữu và...

Next Post
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Quảng Nam theo quy định pháp luật?

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Quảng Nam theo quy định pháp luật?

Làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Điện Biên?

Làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Điện Biên?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x