Chào Luật sư. Gần đây, chị họ tôi mượn tôi giấy chứng minh nhân dân để đi vay tiền. Chị ấy cam đoan rằng sẽ trả lãi đúng hạn và không để ảnh hưởng đến tôi. Tuy nhiên tôi rất lo sợ vì chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mình. Nếu tự tiện cho người khác mượn như thế, tôi sợ đem đến những hậu quả khôn lường. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là: Dùng CMND, CCCD sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Cách đổi CMND, CCCD sang CCCD gắn chip như thế nào? Hi vọng nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Nghị định 05/1999/NĐ-CP
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Chứng minh nhân dân là gì?
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ số 05/1999/NĐ-CP ngày 3.2.1999 về CMND quy định:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cước công dân là gì?
Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Như đã nói ở trên, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.
Trước kia, một số tỉnh thành đã triển khai đổi thẻ căn cước cho người dân nhưng là loại không có chíp. Từ năm 2021, Bộ Công an đã chủ trương đổi thẻ CCCD có gắn chíp cho người dân.
Thẻ căn cước công dân gắn chip này cho phép tích hợp số lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái, hộ khẩu… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau
Mời bạn xem thêm: Thủ tục làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip bị hỏng
Dùng CMND, CCCD sai mục đích bị xử phạt như thế nào?
Mức 1
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi CMND;
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ CMND khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
Mức 2
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; Tẩy xóa, sửa chữa CMND;
Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Mức 3
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân; Làm giả CMND; Sử dụng CMND giả.
Mức 4
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi CMND đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Hướng dẫn đổi CMND/thẻ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND 09 số, CMND 12 số, thẻ CCCD gắn mã vạch sang thẻ CCCD có gắn chíp thì việc đổi CCCD gắn chíp được thực hiện như sau:
Bước 1: Cắt góc
Nếu CMND 09 số, 12 số hoặc CCCD có mã vạch còn rõ nét ảnh, số và chữ thì trả CMND 09 số, 12 số hoặc CCCD có mã vạch chưa cắt góc và giấy hẹn trả thẻ CCCD gắp chíp cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ CCCD gắn chíp.
Bước 2: Trả thẻ CCCD gắn chíp
– Công dân nộp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chíp.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cắt góc phía trên bên phải mặt trước CMND 09 số; 12 số; thẻ CCCD gắn mã vạch đó, ghi vào hồ sơ và trả lại cho công dân. Trong đó:
- CMND 09 số: Cắt mỗi cạnh góc vuông là 2cm;
- CMND 12 số, CCCD gắn mã vạch: Cắt mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm.
Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ CCCD qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả CMND 09 số, 12 số và thẻ CCCD gắn mã vạch đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
Không đổi CMND/thẻ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới; cấp lại; đổi chứng minh nhân dân.
Như vậy, nếu chứng minh nhân dân hết hạn hoặc có sai sót mà công dân không thực hiện đổi sang căn cước công dân có gắn chip thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời với nhiều tiện ích hơn. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại Chứng minh nhân dân, người dân phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip.
Về việc đổi/cấp lại Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip; thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt.
Tuy nhiên, người dân nếu thấy mình thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì nên chủ động xin đổi/cấp lại Căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, Chứng minh nhân dân; căn cước công dân là các loại giấy tờ tùy thân có vai trò quan trọng trong việc định danh cá nhân. Do vậy, người dân cần dùng căn cước công dân/ chứng minh nhân dân phải đúng mực đích.
Mời bạn xem thêm:
- Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?
- Số Căn cước công dân gắn chip xấu được đổi số khác không?
- Đổi nơi thường trú có phải làm lại căn cước công dân không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Dùng CMND, CCCD sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Thời hạn giải quyết khi đổi sang căn cước công dân gắn chip là không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới; hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Mặt trước thẻ Căn cước công dân có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.